Category Archives: Tổng hợp

Bắt đầu cuộc sống thân thiện với môi trường

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra rộng lớn trên quy mô toàn cầu. Mỗi chúng ta đều là nguyên nhân của vấn đề nhưng mỗi chúng ta cũng đều có thể lựa chọn để thay đổi điều đó. Nếu bạn thực sự nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống thân thiện hơn với môi trường, hãy bắt đầu ngay lập tức!Trai dat nong len, ban dang o dau?

May mắn thay, những hành động ban đầu bạn cần làm rất đơn giản. Chỉ cần vặn nhỏ vòi một chút để tiết kiệm nước, hay bơm căng lốp xe để tiết kiệm xăng, là bạn đã đang góp phần hạn chế nóng lên toàn cầu rồi. Và đặc biệt, vào 20:30 ngày 28 tháng Ba này, bạn có thể tắt điện và các thiết bị điện trong nhà trong một giờ để cùng chung tay với hơn một tỉ người khác trong một chiến dịch toàn cầu: Giờ Trái Đất 2009.

Ngay lúc này bạn có thể bắt đầu thay đổi thói quen qua những mẹo đơn giản như:

Bạn thân mến,

Chúng ta, con người khắp nơi trên thế giới, cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng này. Đây không phải là vấn đề chính trị, mà là vấn đề đạo đức. Chúng ta có đủ mọi thứ để bắt đầu, có lẽ ngoại trừ sự sẵn lòng hành động nữa thôi. Nhưng bạn biết đó, mong muốn hành động là một nguồn có thể đổi mới được. Hãy tắt một bóng đèn, hãy thay đổi nó!

Earth Hour [2]: Ý nghĩa

Tất cả ý tưởng của Giờ Trái Đất
Chỉ đơn giản là một lần tắt công tắt điện.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=BjWD8pbK5t8]

Từ một chiến dịch kêu gọi người dân Sydney tắt điện, Giờ Trái Đất nay đã trở thành một trong những sự kiện môi trường tiên phong lớn nhất toàn cầu. Năm 2009 này, vào đúng 8g30 tối 28 tháng Ba, người dân khắp thế giới sẽ tắt điện trong một giờ — tạo nên sự kiện Giờ Trái Đất 2009. Chúng tôi đang cố gắng kêu gọi một tỉ người, hơn 1000 thành phố, cùng tham gia trong một nỗ lực chung để khẳng định rằng chúng ta có thể cùng nhau hành động chống lại Nóng lên toàn cầu.
Continue reading Earth Hour [2]: Ý nghĩa

Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Theo VNExpress:

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu do WWF tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Mọi cá nhân và tổ chức tại Việt Nam đều có thể tham gia bằng nhiều hình thức đơn giản như tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết hoặc tài trợ cho chiến dịch để chung tay chống biến đổi khí hậu.

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF
Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF.

Continue reading Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Bão tuyết, cháy rừng

Bóng tối ảm đạm của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu như báo hiệu một năm 2009 không lấy gì làm suôn sẻ. Mới đầu năm, các thiên tai ở khắp nơi trên thế giới cũng trỗi dậy — bắt đầu bằng cơn bão tuyết kỷ lục tại Anh và vừa rồi là hỏa hoạn khủng khiếp tại Úc. Nếu chú ý một chút thì bạn sẽ thấy là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nghịch lý thay, lại đang gây ra nhiều hơn các thảm họa rất tương khắc nhau ở những vùng khác nhau trên Trái Đất. Mưa có thể trút xuống chỗ này nhưng nước lại bị rút cạn ở chỗ khác; nơi này có thể bị nung nóng nhưng nơi khác lại bị đóng băng.

trend-in-annual-precipitation

Trong phim AIT, Al Gore cũng đề cập về hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho nhiệt độ tăng lên và do đó, tăng đáng kể lượng hơi ẩm bốc hơi từ mặt đất và mặt nước. Nhiều hơi ẩm hơi có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn, nhiều bão và lũ lụt hơn. Nhưng đồng thời, nóng lên toàn cầu không chỉ làm tăng lượng hơi ẩm mà còn phân bố lại nó — điều này giống như mưa bị dời từ nơi này để đổ qua nơi khác.

moisture-sucked

Kết quả là các thảm họa tự nhiên ngày càng bất thường và khó lường.

Theo vnexpress:


Đợt bão tuyết dữ dội nhất trong hai thập kỷ hoành hành khắp nước Anh trong suốt tuần qua, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế xứ sương mù, đồng thời khiến hoạt động giao thông đường không, đường sắt và đường bộ bị tê liệt ở nhiều nơi. Ảnh: PA.


Một xe cứu hỏa chạy khỏi rừng quốc gia Bunyip, cách Melbourne khoảng 125 km về phía tây, do các ngọn lửa đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ảnh: AP.

Giá xăng từ 2005–nay

Bảng thống kê giá bán lẻ xăng A92 trong nước từ 2005 đến nay

  1. Ba cột đầu tôi sử dụng nguồn của vnexpress.net.
  2. Cột thứ tư tôi sử dụng nguồn của xe.com.
  3. Hai cột cuối là giá thị trường tôi tự tôi dự tính (i.e., giá đúng ra là phải dzậy), áp dụng công thức tham khảo từ cuối bài này. Theo đó:
  • Giá trần = (giá dầu thế giới) × 1.037 ÷ 159 × (tỉ giá USD/VND), hệ số 1.037 để tính giá thực khi xăng về đến VN (chi phí vận chuyển), 159 là số lít xăng trong một thùng.
  • Giá sau thuế và lãi = (giá trần) × 1.25 + 2500, hệ số 1.25 coi như là thuế má linh tinh, 2500 là tiền trả nợ ngân sách (1000 VND) và tiền lời ròng cho doanh nghiệp và đại lý.

Ghi chú: dấu chấm (.) phân cách hàng thập phân, dấy phẩy (,) phân cách hàng nghìn

Thời điểm Giá dầu thế giới Giá xăng thực tế Tỉ giá USD/VND Giá trần Giá sau thuế và lãi
dd/mm/yyyy USD/thùng VND/lít VND/lít VND/lít
03/07/2005 49.50 8,800 15,845 5,115 8,894
17/08/2005 63.25 10,000 15,866 6,545 10,681
22/11/2005 58.84 9,500 15,902 6,102 10,128
27/04/2006 70.97 11,000 15,938 7,377 11,721
09/08/2006 76.35 12,000 16,010 7,972 12,465
12/09/2006 63.76 11,000 16,021 6,662 10,828
06/10/2006 60.00 10,500 16,052 6,281 10,352
13/01/2007 52.00 10,100 16,019 5,433 9,291
06/03/2007 60.07 11,000 15,999 6,268 10,335
07/05/2007 66.46 11,800 16,059 6,961 11,201
16/08/2007 75.00 11,300 16,230 7,939 12,424
22/11/2007 99.00 13,000 16,049 10,363 15,453
25/02/2008 99.50 14,500 15,947 10,349 15,436
21/07/2008 147.00 19,000 16,615 15,929 22,412
14/08/2008 120.00 18,000 16,490 12,906 18,632
27/08/2008 110.00 17,000 16,610 11,916 17,395
17/10/2008 74.00 16,000 16,585 8,004 12,506
18/10/2008 73.30 15,500 16,632 7,951 12,439
31/10/2008 62.00 15,000 16,855 6,816 11,019
08/11/2008 55.60 14,000 16,930 6,139 10,174

Nhận xét:

  1. Đọc bảng trên tôi không hiểu là vì sao trước đây (trước khoảng đầu năm 2008) nhà nước phải trợ giá xăng dầu? Từ 07/05/2007 về trước dường như giá xăng thực tế và giá theo tính toán của tôi không có chênh lệch mấy. Chú ý là trong thời gian trên tôi vẫn tính luôn khoảng 1000 VND bỏ ngân sách cho mỗi lít xăng.
  2. Từ 08/2007 giá xăng tăng và đến 11/2007 thì vượt ngưỡng $100/thùng. Giá xăng bắt đầu được thả nổi từ đầu năm 2008. Khoảng thời gian từ 16/08/2007 đến 27/08/2008 trông có vẻ như các doanh nghiệp đang phải “chịu lỗ” để ta có xăng xài, nhưng không phải. Tính toán trên đã tính dôi ra vì thực tế giai đoạn trên doanh nghiệp không phải nộp thuế và tiền ngân sách. Khoảng thời gian này người dân trả đủ toàn bộ chi phí.
  3. Từ tháng 10/2008, giá xăng bắt đầu giảm mạnh vì ảnh hưởng từ đại suy thoái kinh tế thế giới. Khoảng thời gian này rõ ràng doanh nghiệp lời quá to.

Tôi nhác lục lọi quá, bạn nào biết thì bày giùm. Cập nhật: (09/11/2008)

  1. Bên vnexpress có cái biểu đồ này rất hay: tương quan giá xăng bán trong nước và giá nhập khẩu. Hai đường màu trắng và đen do tôi tự vẽ thêm vào.

    Giá xăng thực tế và giá nhập khẩu
    Giá xăng thực tế và giá nhập khẩu
  2. Đến ngày 07/12 giá xăng chỉ còn 40 USD/thùng. Đọc bài cập nhật 2 tại đây.

12 điều giản đơn (ai cũng có thể làm)

Tiếp theo 50 điều bạn có thể làm, sau đây là 12 điều giản đơn hơn nữa.

Hôm nay đang coi CNN thì thấy UNDP quảng cáo 12 điều giản đơn ai cũng có thể làm để cùng chung tay chặn đứng nóng lên toàn cầu. Trang web của dự án này có tên dễ nhớ là 12simplethings.com. (hoặc 12simplethings.org)

Bạn hãy đọc và thử thay đổi đi, đảm bảo rất thú vị. Mà nếu bạn không thay đổi thì trái đất sẽ thay đổi trước đó. Watch out!

À bạn nhớ làm thêm điều 13 này nữa: hãy xem và quảng cáo cho tất cả mọi người bạn biết nhé! (Tức là gởi link cho tất cả bạn bè trong yahoo friend list đó!)

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=oDhcW8bxbQI]

  1. Tắt đèn đi

    Không chỉ đèn nhé, hãy tắt cả TV, máy tính, đầu đĩa và những thiết bị khác khi không dùng — bạn có biết là ở chế độ standby (chế độ chờ) các thiết bị này vẫn tiêu thụ từ 10 đến 40% điện năng không. Vậy nên hãy rút sạc pin điện thoại ngay khi sạc xong nhé, đừng để qua đêm!

  2. Dùng vừa đủ thôi

    Đừng rót nhiều nước quá nếu bạn không uống hết. Cũng đừng xả nước vô tội vạ. Hãy nhìn những giọt nước và suy nghĩ về số phận của chúng sau khi bạn thải ra cống thoát nước. Nên tiết kiệm.

  3. Đóng lại nào

    Đừng có mở cửa tủ lạnh lâu như vậy, bạn hãy đóng cửa tủ lại chừng nào bạn chưa cần đến.

  4. Coi chừng lốp xe

    Bạn có đi xe không? Vậy thì hãy trông coi lốp xe cho cẩn thận nhé. Thay lốp đã quá cũ (mòn) và nhớ bơm lốp xe thường xuyên. Tiền thay lốp mới sẽ rẻ hơn tiền nhiên liệu bạn tiêu tốn đó!

  5. Nói không với ni-lông

    Đừng đừng đừng có lấy quá nhiều bao ni-lông khi đi mua sắm. Hãy cố gắng dùng bao riêng của mình. Vậy mới là người mua sắm sành điệu và thông minh.

  6. Quạt đi

    Thay vì dùng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè oi bức, tại sao không ăn mặc mát mẻ (và thời trang!) và dùng quạt nhỉ?

  7. Đi xe vừa vừa thôi

    Cố gắng giải quyết những chuyện lặt vặt qua điện thoại hay internet, hạn chế chạy xe vòng vòng cho những công việc nhỏ nhặt. Đi bộ nè, đạp xe, đón xe bus hay rủ thằng Tèo cùng đi — vừa vui vừa bảo vệ môi trường.

  8. Chạy chậm nữa

    Bạn có là ma tốc độ thì đi xe cũng nên tăng tốc từ từ và chạy chậm chậm thôi. Chạy dưới 90 km/giờ giúp tiết kiệm 25% xăng, tức là tiền đó. Còn giúp tiết kiệm sức khỏe nữa.

  9. Xài xe điện, xe hybrid

    Xe điện và xe hybrid đang là mốt. Bạn có chiếc nào chưa? Mấy chiếc xe này giúp xe chạy tốn ít nhiên liệuthải CO2 cũng ít hơn nữa

  10. Thay bóng đèn đi thôi

    Thay mấy cái bóng vàng nóng rực bằng đèn huỳnh quang compact đời mới (CFL) đi thôi. Bạn đang sống ở thế kỉ 21 rồi đó, tiếp thu công nghệ chút đi. Đèn compact dùng ít hơn 1/3 năng lượng so với “đèn ông sao” luôn. Mà nữa, không chỉ thay bóng đèn, thiết bị nào cũ kỹ quá (như tủ lạnh nè) thì cũng cố gắng thay luôn đi. Đảm bảo với bạn là lợi ích về dài của hóa đơn tiền điện sẽ cao hơn tiền đầu tư mua mới đó. Cũng có lợi hơn cho con cháu bạn nữa vì chúng đỡ phải di cư lên sao hỏa khi trái đất bốc cháy.

  11. Đi chợ gần nhà

    Đi chợ gần nhà, chọn mua thức ăn nào mà thành phố mình sản xuất á. Đừng có xài nhiều đồ nhập khẩu hay nhập từ tỉnh khác qua. Tiết kiệm năng lượng vận chuyển lắm. Đồ nhà đâu có thiếu đồ ngon, đúng không?

  12. Tái chế

    Từ này nghe có vẻ ghê ghê, nhưng mà thật ra đơn giản òm. Vậy nè, một là xài ít xăng dầu điện hơn, hai là những đồ dùng cũ nhưng còn chạy tốt thì mình cứ dùng (như xe đạp, điện thoại, v.v. — tất nhiên không phải là tái chế những con quỷ ngốn điện ở điều 10). Một điều khó hơn chút nhưng làm đảm bảo vui là nếu nhà bạn có vườn phía sau thì bạn lọc rác thải hữu cơ (tức là rau xanh, vỏ trái cây, v.v.) ra riêng và đem bón ra sau vườn.

Vậy đó, 12 điều này ai cũng làm được (mình làm rồi!), bạn đừng nói bạn ngại nhe. Nhớ thêm điều này nữa: quảng cáo với mọi người về 12 điều này nhé. Nói bạn của bạn lên nhiethuyet.org hoặc 12simplethings.org mà coi.

Bản quyền của bài này và của 12simplethings cấp theo Creative Commons 3.0 SA, tức là bạn thoải mái đem đăng lại, copy cắt ghép phổ biến thế nào cũng được. (Nhưng nhớ cũng phải cho người khác xài tự do.)

Hãy hành động vì thế giới tốt hơn!

Xem thêm: 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu