Lưu trữ cho từ khóa: tiết kiệm

Nấu bánh chưng đơn giản, tiết kiệm

Tết đến, nếu bạn và gia đình định nấu bánh chưng thì có một cách nấu đơn giản và tiết kiệm như thế này, chỉ tốn 4 giờ đun nước sôi thôi (thay vì mười mấy giờ như cách truyền thống). Theo một comment trên blog y5cafe:

1. Cho lá vào, nhiều lá một tí thì để được lâu hơn, tới cho nếp lựơt đầu, nhân đậu bẻ làm đôi, thịt, nhân đậu còn lại, lượt nếp thứ 2, xong gói bánh lại, đừng để lòi nếp ra ngoài dễ thiu, dùng dây nilong cột rất chắc và dễ.

2. Xếp bánh vào nồi, đổ nước đầy nồi. Đun sôi. Từ khi nước sôi đến khi tắt bếp là 2 giờ.

3. 12 tiếng sau, đảo bánh, đổ thêm nước lạnh vào đầy nồi, nấu lần 2 cũng như lần 1. Từ khi sôi đến khi dụi lửa là 2 giờ.

4. Vớt bánh ra, để ráo, ép bánh cho bánh dền, dẻo.

Các bạn có thể tính giờ cho hợp lý để khỏi phải thức khuya. Chẳng hạn dụi lửa lần 1 là 6 giờ chiều thì 6 giờ sáng hôm sau nấu lần 2.

Bánh không hề bị lại gạo, rất dẻo và thơm. Không tốn công chụm lửa liên tục và tiết kiệm nhiều nhiên liệu. Tôi đã ứng dụng kiều này 12 năm nay và rất thành công.

Chúc các bạn có nồi bánh ngon.

Dinh Kim Oanh

Một viễn cảnh năm 2070

Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần

TTCT – Life in the year 2070 (Cuộc sống năm 2070) là một trong những bài viết chưa được công bố của cựu tổng thống Ấn Độ – tiến sĩ A. P. J. Abdul Kalam. Nó là một cuộc đối thoại nhân bản giữa các thế hệ về giá trị của môi trường tự nhiên đối với sự tồn vong của loài người.

Tuổi trẻ cuối tuần

“Hiện chúng tôi đang sống vào năm 2070. Tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ 50, thế mà trông như ông cụ 85 tuổi. Tôi bị đau thận rất nặng vì uống quá ít nước. Tôi nghĩ mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Hiện giờ tôi đã là người lớn tuổi nhất ở đây.

Tôi vẫn còn nhớ về khoảng thời gian khi mới lên 5 tuổi, mọi thứ đều rất khác với hiện nay. Lúc ấy có nhiều cây trong công viên, nhiều căn nhà trong những khu vườn tuyệt đẹp, và tôi có thể tắm thật lâu dưới vòi sen cả giờ đồng hồ. Vậy mà giờ đây, chúng tôi chỉ có thể vệ sinh thân thể bằng những chiếc khăn ẩm thấm dầu khoáng dùng một lần rồi bỏ.

Trước đây phụ nữ thường tự hào về mái tóc mềm mại và suôn thẳng của mình. Thế mà bây giờ, mọi cô gái đều phải cạo trọc đầu để giữ vệ sinh khi không còn nước gội rửa. Trước đây cha tôi từng xịt rửa xe hơi bằng những luồng nước ào ạt tuôn ra từ chiếc ống dẫn, nay thì lũ con của tôi khó mà tin nổi rằng có một thời người ta đã dùng nước vào những việc kinh khủng như thế. Tiếp tục đọc Một viễn cảnh năm 2070

Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Ý tưởng của bài viết rất đơn giản và thú vị: Việt Nam nên áp dụng DST hoặc chuyển sang sử dụng múi giờ UTF+8 để tiết kiệm thêm nhiều năng lượng.

Nguồn bài viết: Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất” — Tác giả: Đàm Quang Minh, đăng trên Minh Biện.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra vào 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2009 đã gây được sự chú ý to lớn trong công chúng. Sự kiện này nhằm ủng hộ cho tiết kiệm năng lượng chiếu sáng giúp giảm thiểu ảnh hưởng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta lại không biết rằng, có thể chỉ bằng một quyết định đơn giản hơn, Việt Nam có thể có thêm hàng trăm giờ Trái Đất của tất cả người dân.

Khái niệm về DST?

Khái niệm DST (Daylight saving time) có nghĩa là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày được một nhà khoa học người New Zealand tên là George Vernon Hudson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 và hiện nay đang được rất nhiều quốc gia sử dụng (i). Thậm chí sớm hơn, Benjamin Franklin đã đề cập tới điều này vào năm 1784 (ii). Điều này dựa trên sự thay đổi thời gian mặt trời mọc và lặn trong mùa hè và mùa đông. Ca dao Việt Nam cũng có câu “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Chính sự chênh lệch thời gian này khiến vào những ngày mùa hè có mặt trời mọc sớm hơn. Sự khác biệt này càng ở vĩ độ cao càng rõ nét khiến cho một số quốc gia gần vùng cực có thể có đêm trắng hay hiện tượng mặt trời không lặn trong một số ngày trong năm.

worldmapCác quốc gia sử dụng DST có màu xanh, các quốc gia đã từng sử dụng DST có màu cam và các quốc gia chưa từng sử dụng có màu đỏ.

Tiếp tục đọc Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Earth Hour [2]: Ý nghĩa

Tất cả ý tưởng của Giờ Trái Đất
Chỉ đơn giản là một lần tắt công tắt điện.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=BjWD8pbK5t8]

Từ một chiến dịch kêu gọi người dân Sydney tắt điện, Giờ Trái Đất nay đã trở thành một trong những sự kiện môi trường tiên phong lớn nhất toàn cầu. Năm 2009 này, vào đúng 8g30 tối 28 tháng Ba, người dân khắp thế giới sẽ tắt điện trong một giờ — tạo nên sự kiện Giờ Trái Đất 2009. Chúng tôi đang cố gắng kêu gọi một tỉ người, hơn 1000 thành phố, cùng tham gia trong một nỗ lực chung để khẳng định rằng chúng ta có thể cùng nhau hành động chống lại Nóng lên toàn cầu.
Tiếp tục đọc Earth Hour [2]: Ý nghĩa

Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Theo VNExpress:

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu do WWF tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Mọi cá nhân và tổ chức tại Việt Nam đều có thể tham gia bằng nhiều hình thức đơn giản như tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết hoặc tài trợ cho chiến dịch để chung tay chống biến đổi khí hậu.

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF
Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF.

Tiếp tục đọc Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Sử dụng máy tính hiệu quả

Bài 1: Máy tính tiêu tốn thế nào

Gần đây kỷ nguyên máy tính bùng nổ, nhà nhà xài desktop, người người xài laptop/notebook. Sử dụng máy tính sao cho tiết kiệm và, quan trọng hơn là, hiệu quả có lẽ là vấn đề nhiều bạn quan tâm. Với một ít hiểu biết liên quan, Nhiệt Huyết viết bài này với mong muốn cung cấp cho các bạn ý niệm chung về cách thức một chiếc máy tính tiêu xài năng lượng — qua đó rút ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như làm cho máy tính hoạt động nhanh gọn hiệu quả hơn. Bài 1 này chỉ đề cập tới background đó, nếu bạn không muốn đọc dài dòng thì có thể nhảy ngay đến bài 2 để coi các giải pháp cụ thể.


Ảnh tự do của aranath.

1. Máy tính có tiêu tốn nhiều điện không?

Thực sự là không nhiều lắm — nếu so với các thiết bị gia dụng khác như điều hòa, đèn, hay thậm chí bàn ủi. Một máy tính để bàn trung bình có công suất cỡ 65 đến 250 watts. (Để biết chi tiết bạn xem trên nhãn mác của máy hoặc hỏi nhà sản xuất. Nếu vẫn không biết bạn có thể tự đo.) Đối với đa số chúng ta, máy tính không phải là nguồn ngốn điện chính trong nhà. Miễn là bạn tắt máy/cho máy ngủ lúc không sử dụng thì gần như máy chẳng ngốn bao nhiêu điện. Nhưng tất nhiên, không phải là không đáng để tiết kiệm — quan trọng nhất là bạn nên đảm bảo rằng máy (tự động) ngủ khi bạn không dùng tới nó. (Bởi vì thật ngớ ngẩn nếu lãng phí năng lượng khi không cần tới nó.)

2. Chính xác thì tốn bao nhiêu tiền?

Nếu bạn muốn định hình xem máy tính của mình tiêu tốn như thế nào, có thể quy công suất sử dụng của máy sang tiền điện theo công thức:

Công suất máy tính (watts) × số giờ sử dụng ÷ 1000 × tiền điện trên một kilowatt-giờ = tiền điện

Cần nhớ rằng một bộ nguồn thực tế chỉ sử dụng hết tầm 1/3 định mức khi tải. Ví dụ như bạn đang xài một máy tính hàng khủng, công suất ghi trên nguồn 600 watts thì công suất thực khoảng 200 watts, màn hình CRT cổ lỗ 80 watts cộng thêm linh tinh 50 watts nữa; tổng công suất thực tế là vào khoảng 330 watts. Nhưng số tiền điện tiêu thụ thật sự nằm ở chỗ bạn sử dụng như thế nào.

Saving Computer Energy
Ảnh tự do của functoruser.

Nếu bạn xài máy trên để chơi game, bật 24/7 cả năm thì: nhân lên, 330 watts × 24 giờ/ngày × 365 ngày/năm ÷ 1000 × 1000 đồng/kwh = 2,900,000 đồng/năm.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ dùng máy để lướt web, viết blog — và bạn đủ thông minh để tắt máy khi không xài: cho là bạn xài 2 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần thì: 200 watts × 10 giờ/tuần × 52 tuần/năm ÷ 1000 × 1000 đồng/kwh = 100,000 đồng/năm.

Như vậy khoảng tiền thực tế bạn xài nằm giữa khoảng 100,000 và 2,900,000 đồng đó. Lệch về bên nào nhiều hơn là do cách dùng của bạn.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ điện

Tất nhiên là cách dùng là quan trọng nhất, nhưng về mặt kỹ thuật thì:

Tốn nhiều năng lượng hơn
Tốn ít hơn
Bật, sẵn sàng sử dụng Ngủ / Ngủ đông / Standby
Máy bàn (desktop) Máy xách tay (laptop)
CPU nhanh hơn CPU chậm hơn
CPU đời cũ (Pentium, G3/G4/G5) CPU đời mới (Core Kiếc)
PC Mac
Tải nặng
(vd, xài nhiều phần cứng, chơi game)

Tải nhẹ
(vd, chat, gõ văn bản)

Online (xài Internet) Offline
Màn hình CRT (to đùng) Màn hình LCD
Sp không đạt chuẩn Energy Star Sp đạt chuẩn Energy Star

Cụ thể:

  • Máy xách tay chỉ tiêu tốn tầm 15–45 watts, ít hơn nhiều so với máy bàn 60–300 watts. Máy ở chế độ chờ/ngủ chỉ tốn từ 0–6 watts.
  • CPU càng nhanh khi chạy càng tốn điện nhưng khi nhàn rỗi thì công nghệ mới lại tiết kiệm điện hơn. Chúng ta không bàn sâu hơn về vấn đề kỹ thuật này.

    Ảnh tự do của Michael Cornelius.

  • Mac được cho là tiết kiệm hơn PC, có lẽ là do phần cứng tối ưu hơn.1 Tuy nhiên chẳng ai dùng Mac ở Việt Nam, miễn bàn luôn.
  • Màn hình CRT dùng hết khoảng 80 watts, trong khi LCD chỉ tốn 35 watts.
  • Tải nặng tât nhiên là tốn điện nhiều hơn tải nhẹ. Tải nặng tức là bạn cho máy tính làm việc hết công suất: mở nhiều ứng dụng cùng lúc, xử lý phim ảnh, chơi game. Thậm chí cho màn hình hiển thị nhiều màu trắng quá cũng là tải nặng. (Màn hình đen ít tốn điện hơn.)
  • Online tốn tiền hơn vì nhiều phần cứng phải làm việc hơn.
  • Chuẩn Energy Star sẽ được đề cập trong một bài viết khác.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại với bạn là, đảm bảo máy tính của bạn ở chế độ chờ/ngủ mỗi khi không dùng quan trọng hơn tất thảy bạn đang dùng loại máy tính loại nào.


1Mac thật ra cũng là PC, ý ở đây là dòng máy Macintosh đặc chế để chạy Mac OS.

Tham khảo:
▪ Bluejay, Michael. “How much electricity do computers use?”