Chuyên mục lưu trữ: năng lượng

Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Ý tưởng của bài viết rất đơn giản và thú vị: Việt Nam nên áp dụng DST hoặc chuyển sang sử dụng múi giờ UTF+8 để tiết kiệm thêm nhiều năng lượng.

Nguồn bài viết: Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất” — Tác giả: Đàm Quang Minh, đăng trên Minh Biện.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra vào 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2009 đã gây được sự chú ý to lớn trong công chúng. Sự kiện này nhằm ủng hộ cho tiết kiệm năng lượng chiếu sáng giúp giảm thiểu ảnh hưởng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta lại không biết rằng, có thể chỉ bằng một quyết định đơn giản hơn, Việt Nam có thể có thêm hàng trăm giờ Trái Đất của tất cả người dân.

Khái niệm về DST?

Khái niệm DST (Daylight saving time) có nghĩa là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày được một nhà khoa học người New Zealand tên là George Vernon Hudson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 và hiện nay đang được rất nhiều quốc gia sử dụng (i). Thậm chí sớm hơn, Benjamin Franklin đã đề cập tới điều này vào năm 1784 (ii). Điều này dựa trên sự thay đổi thời gian mặt trời mọc và lặn trong mùa hè và mùa đông. Ca dao Việt Nam cũng có câu “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Chính sự chênh lệch thời gian này khiến vào những ngày mùa hè có mặt trời mọc sớm hơn. Sự khác biệt này càng ở vĩ độ cao càng rõ nét khiến cho một số quốc gia gần vùng cực có thể có đêm trắng hay hiện tượng mặt trời không lặn trong một số ngày trong năm.

worldmapCác quốc gia sử dụng DST có màu xanh, các quốc gia đã từng sử dụng DST có màu cam và các quốc gia chưa từng sử dụng có màu đỏ.

Tiếp tục đọc Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Tắt điện đón Noel

Nhiethuyet.org chuyển sang giao diện mới màu đen này để hòa chung với không khí Noel đang về và chuẩn bị đón năm mới.

Giao diện mới này hy vọng cũng sẽ góp phần hạn chế nóng lên toàn cầu, vì màn hình máy tính sẽ tốn ít năng lượng hơn khi hiển thị các màu tối.

Chúng tôi đã tắt điện rồi, còn bạn thì sao?

white Nhiethuyet black Nhiethuyet

Sử dụng máy tính hiệu quả

Bài 1: Máy tính tiêu tốn thế nào

Gần đây kỷ nguyên máy tính bùng nổ, nhà nhà xài desktop, người người xài laptop/notebook. Sử dụng máy tính sao cho tiết kiệm và, quan trọng hơn là, hiệu quả có lẽ là vấn đề nhiều bạn quan tâm. Với một ít hiểu biết liên quan, Nhiệt Huyết viết bài này với mong muốn cung cấp cho các bạn ý niệm chung về cách thức một chiếc máy tính tiêu xài năng lượng — qua đó rút ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như làm cho máy tính hoạt động nhanh gọn hiệu quả hơn. Bài 1 này chỉ đề cập tới background đó, nếu bạn không muốn đọc dài dòng thì có thể nhảy ngay đến bài 2 để coi các giải pháp cụ thể.


Ảnh tự do của aranath.

1. Máy tính có tiêu tốn nhiều điện không?

Thực sự là không nhiều lắm — nếu so với các thiết bị gia dụng khác như điều hòa, đèn, hay thậm chí bàn ủi. Một máy tính để bàn trung bình có công suất cỡ 65 đến 250 watts. (Để biết chi tiết bạn xem trên nhãn mác của máy hoặc hỏi nhà sản xuất. Nếu vẫn không biết bạn có thể tự đo.) Đối với đa số chúng ta, máy tính không phải là nguồn ngốn điện chính trong nhà. Miễn là bạn tắt máy/cho máy ngủ lúc không sử dụng thì gần như máy chẳng ngốn bao nhiêu điện. Nhưng tất nhiên, không phải là không đáng để tiết kiệm — quan trọng nhất là bạn nên đảm bảo rằng máy (tự động) ngủ khi bạn không dùng tới nó. (Bởi vì thật ngớ ngẩn nếu lãng phí năng lượng khi không cần tới nó.)

2. Chính xác thì tốn bao nhiêu tiền?

Nếu bạn muốn định hình xem máy tính của mình tiêu tốn như thế nào, có thể quy công suất sử dụng của máy sang tiền điện theo công thức:

Công suất máy tính (watts) × số giờ sử dụng ÷ 1000 × tiền điện trên một kilowatt-giờ = tiền điện

Cần nhớ rằng một bộ nguồn thực tế chỉ sử dụng hết tầm 1/3 định mức khi tải. Ví dụ như bạn đang xài một máy tính hàng khủng, công suất ghi trên nguồn 600 watts thì công suất thực khoảng 200 watts, màn hình CRT cổ lỗ 80 watts cộng thêm linh tinh 50 watts nữa; tổng công suất thực tế là vào khoảng 330 watts. Nhưng số tiền điện tiêu thụ thật sự nằm ở chỗ bạn sử dụng như thế nào.

Saving Computer Energy
Ảnh tự do của functoruser.

Nếu bạn xài máy trên để chơi game, bật 24/7 cả năm thì: nhân lên, 330 watts × 24 giờ/ngày × 365 ngày/năm ÷ 1000 × 1000 đồng/kwh = 2,900,000 đồng/năm.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ dùng máy để lướt web, viết blog — và bạn đủ thông minh để tắt máy khi không xài: cho là bạn xài 2 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần thì: 200 watts × 10 giờ/tuần × 52 tuần/năm ÷ 1000 × 1000 đồng/kwh = 100,000 đồng/năm.

Như vậy khoảng tiền thực tế bạn xài nằm giữa khoảng 100,000 và 2,900,000 đồng đó. Lệch về bên nào nhiều hơn là do cách dùng của bạn.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ điện

Tất nhiên là cách dùng là quan trọng nhất, nhưng về mặt kỹ thuật thì:

Tốn nhiều năng lượng hơn
Tốn ít hơn
Bật, sẵn sàng sử dụng Ngủ / Ngủ đông / Standby
Máy bàn (desktop) Máy xách tay (laptop)
CPU nhanh hơn CPU chậm hơn
CPU đời cũ (Pentium, G3/G4/G5) CPU đời mới (Core Kiếc)
PC Mac
Tải nặng
(vd, xài nhiều phần cứng, chơi game)

Tải nhẹ
(vd, chat, gõ văn bản)

Online (xài Internet) Offline
Màn hình CRT (to đùng) Màn hình LCD
Sp không đạt chuẩn Energy Star Sp đạt chuẩn Energy Star

Cụ thể:

  • Máy xách tay chỉ tiêu tốn tầm 15–45 watts, ít hơn nhiều so với máy bàn 60–300 watts. Máy ở chế độ chờ/ngủ chỉ tốn từ 0–6 watts.
  • CPU càng nhanh khi chạy càng tốn điện nhưng khi nhàn rỗi thì công nghệ mới lại tiết kiệm điện hơn. Chúng ta không bàn sâu hơn về vấn đề kỹ thuật này.

    Ảnh tự do của Michael Cornelius.

  • Mac được cho là tiết kiệm hơn PC, có lẽ là do phần cứng tối ưu hơn.1 Tuy nhiên chẳng ai dùng Mac ở Việt Nam, miễn bàn luôn.
  • Màn hình CRT dùng hết khoảng 80 watts, trong khi LCD chỉ tốn 35 watts.
  • Tải nặng tât nhiên là tốn điện nhiều hơn tải nhẹ. Tải nặng tức là bạn cho máy tính làm việc hết công suất: mở nhiều ứng dụng cùng lúc, xử lý phim ảnh, chơi game. Thậm chí cho màn hình hiển thị nhiều màu trắng quá cũng là tải nặng. (Màn hình đen ít tốn điện hơn.)
  • Online tốn tiền hơn vì nhiều phần cứng phải làm việc hơn.
  • Chuẩn Energy Star sẽ được đề cập trong một bài viết khác.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại với bạn là, đảm bảo máy tính của bạn ở chế độ chờ/ngủ mỗi khi không dùng quan trọng hơn tất thảy bạn đang dùng loại máy tính loại nào.


1Mac thật ra cũng là PC, ý ở đây là dòng máy Macintosh đặc chế để chạy Mac OS.

Tham khảo:
▪ Bluejay, Michael. “How much electricity do computers use?”

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Tiếp tục đọc Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam