Giá xăng từ 2005–nay

Bảng thống kê giá bán lẻ xăng A92 trong nước từ 2005 đến nay

  1. Ba cột đầu tôi sử dụng nguồn của vnexpress.net.
  2. Cột thứ tư tôi sử dụng nguồn của xe.com.
  3. Hai cột cuối là giá thị trường tôi tự tôi dự tính (i.e., giá đúng ra là phải dzậy), áp dụng công thức tham khảo từ cuối bài này. Theo đó:
  • Giá trần = (giá dầu thế giới) × 1.037 ÷ 159 × (tỉ giá USD/VND), hệ số 1.037 để tính giá thực khi xăng về đến VN (chi phí vận chuyển), 159 là số lít xăng trong một thùng.
  • Giá sau thuế và lãi = (giá trần) × 1.25 + 2500, hệ số 1.25 coi như là thuế má linh tinh, 2500 là tiền trả nợ ngân sách (1000 VND) và tiền lời ròng cho doanh nghiệp và đại lý.

Ghi chú: dấu chấm (.) phân cách hàng thập phân, dấy phẩy (,) phân cách hàng nghìn

Thời điểm Giá dầu thế giới Giá xăng thực tế Tỉ giá USD/VND Giá trần Giá sau thuế và lãi
dd/mm/yyyy USD/thùng VND/lít VND/lít VND/lít
03/07/2005 49.50 8,800 15,845 5,115 8,894
17/08/2005 63.25 10,000 15,866 6,545 10,681
22/11/2005 58.84 9,500 15,902 6,102 10,128
27/04/2006 70.97 11,000 15,938 7,377 11,721
09/08/2006 76.35 12,000 16,010 7,972 12,465
12/09/2006 63.76 11,000 16,021 6,662 10,828
06/10/2006 60.00 10,500 16,052 6,281 10,352
13/01/2007 52.00 10,100 16,019 5,433 9,291
06/03/2007 60.07 11,000 15,999 6,268 10,335
07/05/2007 66.46 11,800 16,059 6,961 11,201
16/08/2007 75.00 11,300 16,230 7,939 12,424
22/11/2007 99.00 13,000 16,049 10,363 15,453
25/02/2008 99.50 14,500 15,947 10,349 15,436
21/07/2008 147.00 19,000 16,615 15,929 22,412
14/08/2008 120.00 18,000 16,490 12,906 18,632
27/08/2008 110.00 17,000 16,610 11,916 17,395
17/10/2008 74.00 16,000 16,585 8,004 12,506
18/10/2008 73.30 15,500 16,632 7,951 12,439
31/10/2008 62.00 15,000 16,855 6,816 11,019
08/11/2008 55.60 14,000 16,930 6,139 10,174

Nhận xét:

  1. Đọc bảng trên tôi không hiểu là vì sao trước đây (trước khoảng đầu năm 2008) nhà nước phải trợ giá xăng dầu? Từ 07/05/2007 về trước dường như giá xăng thực tế và giá theo tính toán của tôi không có chênh lệch mấy. Chú ý là trong thời gian trên tôi vẫn tính luôn khoảng 1000 VND bỏ ngân sách cho mỗi lít xăng.
  2. Từ 08/2007 giá xăng tăng và đến 11/2007 thì vượt ngưỡng $100/thùng. Giá xăng bắt đầu được thả nổi từ đầu năm 2008. Khoảng thời gian từ 16/08/2007 đến 27/08/2008 trông có vẻ như các doanh nghiệp đang phải “chịu lỗ” để ta có xăng xài, nhưng không phải. Tính toán trên đã tính dôi ra vì thực tế giai đoạn trên doanh nghiệp không phải nộp thuế và tiền ngân sách. Khoảng thời gian này người dân trả đủ toàn bộ chi phí.
  3. Từ tháng 10/2008, giá xăng bắt đầu giảm mạnh vì ảnh hưởng từ đại suy thoái kinh tế thế giới. Khoảng thời gian này rõ ràng doanh nghiệp lời quá to.

Tôi nhác lục lọi quá, bạn nào biết thì bày giùm. Cập nhật: (09/11/2008)

  1. Bên vnexpress có cái biểu đồ này rất hay: tương quan giá xăng bán trong nước và giá nhập khẩu. Hai đường màu trắng và đen do tôi tự vẽ thêm vào.

    Giá xăng thực tế và giá nhập khẩu
    Giá xăng thực tế và giá nhập khẩu
  2. Đến ngày 07/12 giá xăng chỉ còn 40 USD/thùng. Đọc bài cập nhật 2 tại đây.

6 bình luận trong “Giá xăng từ 2005–nay”

  1. Mình cũng không thông thạo về giá xăng dầu cho lắm, tuy nhiên đọc bài của bạn, mình thấy trong cách tính có 1 số vấn đề (mà theo mình có sự nhầm lẫn…):

    Bạn sử dụng giá dầu thô/ thùng của thế giới để tính giá xăng — điều này không hợp lý vì xăng chỉ là một trong số (nhiều) những sản phẩm được chưng cất từ dầu thô.

    1 barrel dầu thô có thể chưng cất được bao nhiêu litre xăng (gasoline)? điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố :

    a. thành phần hóa học của từng loại dầu thô
    b. hiệu suất của nhà máy lọc dầu v.v….

    Về thuế má rồi các thứ mình không rành, tuy nhiên nếu khi tính giá xăng, bạn tính đến những chi phí kể trên thì giá sẽ đội lên nhiều (điều này để tìm được thông tin chắc không dễ vì không có số liệu công khai + không biết các doanh nghiệp xăng dầu nhập xăng từ đâu)

    Theo mình biết, giá xăng hiện giờ ở VN so với các nước khác trên thế giới là thuộc loại rẻ (kể cả so với Cambodia và một số nước khác)…

    Anyway, very nice effort!!!

  2. Hình như Hoàng cũng quên tính giá xăng dự trữ, vì doanh nghiệp nào cũng phải dự trữ 1 lượng xăng dầu để đảm bảo an toàn về năng lượng cho quốc gia, theo các thông tin từ phía DN đưa ra thì khoảng 20 ngày.
    Vả lại xăng dầu mình nhập từ singapore nên giá cũng có cao hơn với giá thế giới 1 chút vì họ cũng phải dự trữ như mình.
    Mình cũng tính trung bình thì từ khi xăng bắt đầu tăng từ giá 11000 đ lên 19000đ thì 1 tháng tăng 1300 đ, và giảm từ 19000 xuống 14000 thì trung bình cũng xấp xỉ 1330 đ. Mức tăng giảm này khá đều.
    Mặc dù chắc chắn là có lãi độc quyền nhưng mình nghĩ cũng ko đến nỗi nghiêm trọng như báo đài đưa tin.
    Tạm thời thì mình cũng chưa thể làm gì để chống độc quyền nhưng mình nghĩ nếu muốn doanh nghiệp giảm giá xăng nữa thì có 1 cách hết sức đơn giản là giảm lượng tiêu thụ xăng bằng cách đi xe đạp nhiều hơn. ^^

  3. Cảm ơn các bạn,
    @Thanh:
    1. Mình nghĩ là mình dùng giá xăng thành phẩm RON 92 tại thị trường Singapore để tính. Điều này bạn có thể tham khảo tại bài viết đã dẫn link trong bài hoặc tại trang chủ của Petrolimex. Mình nghĩ doanh nghiệp VN nhập khẩu xăng thành phẩm này về rồi bán lại thôi chứ nếu đủ khả năng tự chưng cất thì việc gì VN phải bán dầu thô ra thế giới.
    2. Thuế má và các thứ mình đang tìm hiểu kỹ thêm để tìm nguồn đáng tin cậy. Nhưng trong tính toán trên mình cũng đã tính dội lên khá nhiều, tham khảo từ cách tính trong bài viết bên vnexpress.
    3. Việc giá xăng VN hiện giờ thuộc hàng rẻ trên thế giới thì mình không nghĩ vậy. Rẻ hơn một vài nước thì có, nhưng xét chung thì cũng chẳng thua ai cả. Đơn cử như xét với các nước trong khu vực thì giá của VN cao hơn các nước giàu hơn là TQ, Thái Lan, Indo, Mã Lai (còn Brunei là vương quốc dầu mỏ không tính). (Xem nguồn này.) Nếu tính giá xăng tương đối, tức là giá xăng so với GPD (PPP) đầu người (chi tiết), thì giá của VN hiện nay chắc chắn loại cao nhất thế giới. Vd như dân Mỹ thu nhập gấp 17.6 lần dân VN (45,790/2,600) nhưng chỉ phải trả giá xăng bằng 70% (0.611/0.86) giá mà dân VN phải chịu.
    @Thành Long:
    1. Vậy nhìn lại bảng trên, từ 18/10/2008 cách nhau 08/11/2008 20 ngày — tại sao giá bán thực tế ngày 08/11 vẫn cao hơn giá tính toán ngày 18/10?
    2. Mình dùng giá tại thị trường Singapore để tính, có tính luôn chi phí vận chuyển rồi.
    3. Về mức tăng giảm giá xăng trong nước đều đặn thì mình không thấy ý nghĩa hay lý do hợp lý nào cả. Giá trong nước được cho là “thả nổi” theo giá quốc tế thì khi giá quốc tế lên xuống thế nào thì giá trong nước cũng phải chạy theo như thế chứ. Giá quốc tế xuống cái vèo thì trong nước vì sao lại phải duy trì giảm 1,300VND/lít/tháng?
    4. Ừ giá xăng tăng cũng có cái hay là giảm ô nhiễm. 🙂 Nhưng mà những người đi xe đạp hiện giờ tính ra là phải chịu thiệt thòi nhiều nhất từ môi trường bụi bặm ô nhiễm.

  4. “Ừ giá xăng tăng cũng có cái hay là giảm ô nhiễm. Nhưng mà những người đi xe đạp hiện giờ tính ra là phải chịu thiệt thòi nhiều nhất từ môi trường bụi bặm ô nhiễm.” <-Cái này đâu liên quan gì đến cái mình nói, chuyện này ai chả biết, Hoàng đọc kỹ lại giùm.

    Thả nổi ko có nghĩa là lên là lên xuống là xuống ngay, VN mình đâu phải là Mỹ, trình độ quản lý đã kém, lên xuống thế quản lý sao nổi,, hạch toán kết quả kinh doanh thế nào được. Cũng phải đứng ở nhiều vai trò khác nhau để có được cái nhìn toàn diện, chứ khách hàng muốn giảm, DN muốn giữ thì loạn cả.

  5. Cái ý 4 đó mình có nói gì Long đâu, lạm bàn vậy thôi. Ở nhà đi xe đạp rút ra kinh nghiệm vậy.
    Còn giá xăng, xuống chậm cũng được mà sao lúc tăng tăng cái vèo à.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *