Lưu trữ cho từ khóa: ô nhiễm

Tiếng Thì Thầm Của Sông

Nhân đang nói về Quyền của tự nhiên, Carolyn Raffensberger dạy chúng ta cách suy nghĩ như một con sông.

Lược trích bài viết của Carolyn Raffensberger đăng trên Science & Environmental Health Network.

Biết qua Annie Eagle tại Talking Green Club.

Bản dịch tiếng Việt của anh (?) Quang.

Tiếng thì thầm của những dòng sông

Tất cả chúng ta đều chảy xuôi dòng. Đấy là điều mà những dòng sông đã thì thầm với tổ tiên chúng ta qua bao thăng trầm biến đổi của tự nhiên, của môi trường: Chúng ta đều liên quan đến nhau. Những gì chúng ta đang làm với một dòng sông, ấy là chúng ta đang đối xử với chính bản thân mình. Tất cả chúng ta đều chảy xuôi dòng.

Dẫu muốn hay không, chúng ta vẫn phải chia sẻ những dòng sông với nhân loại, với phần còn lại của tự nhiên, và với thế hệ mai sau.

Đấy là những điều mà dòng sông có thể lên tiếng, về quyền của riêng nó, âu cũng là tiếng nói của muôn loài, là quyền của mọi sinh vật trên thế giới này:

“Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được sống

tràn trề

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được trầm mình

trên những cánh đồng

ngút ngàn bờ bến

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được thay đổi

tự nhiên

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền uốn mình lượn sóng

theo mùa

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền rong chơi

cuối bờ cuối bãi

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được sống

khỏe mạnh trong lành

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được chảy

về xuôi

Không mang theo rác rưởi

trong lòng

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được rong chơi

Không mang theo chất độc

ăn mòn theo năm tháng

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền với lòng mình

Nghĩa là tôi có quyền được công nhận

Nghĩa là tôi có quyền được tôn trọng

Nghĩa là tôi có quyền được nói lên

Chính kiến của riêng mình

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền đủng đỉnh

Lững lờ trôi hay cuồn cuộn giữa trời

Tôi, dòng sông

Và tôi, bất khả xâm phạm.

Những gì dòng sông đang thì thầm với các bạn, cũng chính là những điều tôi muốn nói.”

Tại chương 9, “Những dòng sông đã qua đời,” trong cuốn “Con nước lặng câm,” tác giả Rachel Carson đã viết: “…Câu hỏi được đặt ra là liệu có bất kỳ một nền văn minh nào lại có thể gây ra một cuốc chiến tranh tàn nhẫn lên sự sống mà không hủy hoại chính mình và không đánh mất quyền được gọi bằng hai tiếng Văn minh hay không.”

Thế nên chúng ta có một sự lựa chọn. Liệu chúng ta sẽ vẫn nắn dòng, vẫn gây ô nhiễm, vẫn ngăn sông xây đập, vẫn nạo vét dòng sông bằng những máy móc gầm gào, và chôn vùi những dòng chảy? Hay chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ những dòng nước mát lành, những dòng sông xanh ngắt nước hồ thu, với phần còn lại của tự nhiên và với những thế hệ con cháu mai sau?

Carolyn Raffensberger
Mạng lưới sức khỏe môi trường và khoa học.

Trích từ chương trình diễn đàn các nhà hoạt động xã hội diễn ra ngày 25/3/2010 www.kpfa.org

Tiếng Anh:

The River

We are all downstream. This is what the rivers said to our ancestors in the environmental movement: We are all connected. What we do to the river we do to ourselves. We are all downstream.

We have to share with other humans, with the rest of nature, and with future generations, whether we like it or not.

This is what a river might say about its own rights and therefore about the rights of children of all species:

“As a river…
I have the right to be full of life.
I have the right to use my flood plain.
I have the right to natural change.

I have the right to be full of curves.

I have the right to run free.
I have the right to be healthy.
I have the right to run free of trash.

I have the right to run free of poison.

I have the right to my riverbed.

I have the right to be recognized.
I have the right to be respected.

I have the right to be represented.

I have the right to take my time.
I am sacred.

What the River says, that is what I say.”

In the book “Silent Spring” in Chapter 9, ‘Rivers of Death,’ Rachel Carson wrote: “….The question is whether any civilization can wage relentless war on life without destroying itself and without losing the right to be called civilized.”

So we have a choice. Will we straighten, pollute, dam, dredge and bury every flowing drop of water? Or will we share clean, healthy, beautiful, free-flowing rivers with the rest of nature and future generations?

Carolyn Raffensberger

Adapted from Science & Environmental Health Network.

Extracts aired on: Visionary Activist Show 25/3/2010 www.kpfa.org

Ghi nhanh: Sông Vu Gia

Hôm kia mình có chuyến chạy lên vùng thượng nguồn sông Vu Gia với cô Annie (thiệt ra là chưa tới nguồn tại phải qua tới Lào mới tới — chỉ lên tới Cà Ty, Pà Lăng, Prao, Hiên thôi) và được chứng kiến thiên nhiên tươi đẹp dọc bờ sông, đường đi cũng rất quyến rũ.

Đáng buồn là sông thì ô nhiễm rất rất nhiều, nước đỏ lòm từ đầu tới cuối. Chủ yếu theo quan sát là do đào đãi vàng, giật mình nổ núi lấy vật liệu và đập nước làm cạn dòng. Nhiều chỗ sông cạn gần trơ đáy do đập, cũng có chỗ sông tắc nghẽn do đá đổ ra từ mấy cái máy/thuyền đào vàng (sẽ upload ảnh để các bạn dễ tưởng tượng — người ta đào vàng lẻ tẻ thì cũng xài máy chớ không dùng tay nữa). Tiếc là không lên tới Phước Sơn chỗ có mấy nhà máy đào vàng của các đại gia Indo và Malay được tại không có thời gian và gọi điện hỏi thăm trước thì họ cũng không cho vô du hí.

Nhà máy thủy điện thì nhiều mà dừng ở Prao ăn cơm thì cúp điện.

Núi sông vùng xanh rất bắt mắt nhưng chỗ đỏ lòm như chảy máu rất đau lòng.

Trong dòng nước đen ngòm này thì ngoài đất đá có chứa cả Thủy Ngân và vài hoá chất độc khác dùng trong lúc đãi vàng. Tất cả chảy về hệ thống nước uống thành phố ta, chảy về sông Hàn, biển Đông. Đọc mấy link ở dưới để biết thêm chi tiết — kể cả cá ở biển cũng bị ảnh hưởng chớ đừng nói là người ở đây.

Một chút thực trạng và cảm xúc sau chuyến đi chia sẻ như vậy với các bạn. Mình phải làm gì đó chớ không thì không biết sao nữa. Chuyến đi chỉ tốn 1 buổi sáng và chiều đi đường không mệt lắm chỉ sợ trời mưa thôi — nên nếu thích thì anh em sắp xếp đi 1 chuyến cho biết tại trăm blog không bằng một thấy.

Không thể chối cãi

Một đại biểu chân chính chất vấn UBND TP HCM về vấn đề ô nhiễm kênh Ba bằng những hình ảnh và chứng cứ không thể chối cãi. Nếu đại biểu nào cũng hết lòng với vấn đề môi trường và sức khỏe người dân như vậy thì vấn nạn ô nhiễm ở nước ta đã khác.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=8P-7SYDJAlc]

Nguồn. Biết qua @thaidn.

Bạn có thể xem 2 video dưới đây để biết con kênh này ô nhiễm thế nào.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=AxmnlMTjHRg]

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=ztCCpdgvoNQ]

Sữa và thuốc lá

Boy smoking and milk
Boy smoking and milk. Dùng ảnh của Mio CadeCesar R.

Hôm nay (31/05) là ngày toàn thế giới không hút thuốc. Ở Việt Nam, ngày này cũng nằm trong tuần lễ phòng chống tác hại thuốc lá kéo dài từ ngày 26/05 đến 31/05. Nhưng tình hình hút thuốc ở Việt Nam có lẽ không giảm mà còn đang tăng. (Sản lượng thuốc lá điếu của VN đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000–2007 — 4 tỉ bao!)

Có nguồn cho biết có đến 40.000 người Việt chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu so với số người chết vì hệ thống giao thông kinh khủng ở Việt Nam thì con số này gấp đến 4 lần. Nhiều gia đình ở Việt Nam thuộc dạng nghèo và đang chi trả tiền cho thuốc lá nhiều hơn bất kỳ dịch vụ y tế hay giáo dục nào. Có nghĩa là nếu không hút thuốc nữa thì khả năng thoát nghèo là cao hơn nhiều.

Trong thuốc lá có hơn 4.000 loại chất độc đủ kiểu. Người hút thuốc lá có đầu lọc vẫn hít rất nhiều các chất độc này vào người. Những người hút thuốc bị động (không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc) còn chịu tác động lớn hơn vì phải hít trực tiếp các chất độc. Khó có thể nói ở thời đại này, phì phèo điếu thuốc ở nơi công cộng là hành động văn minh.

Về phía người dân là như vậy, phía chính phủ cũng đóng góp không nhỏ trong việc tăng lượng người hút thuốc và chết vì hút thuốc hàng năm: giá thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất thế giới trong khi giá sữa cao nhất thế giới. No doubt người ta có xu hướng hút thuốc hơn là ăn uống khỏe mạnh.

Ảnh trong bài do tôi tự thêm vào.

Theo báo Tuổi Trẻ Online:

Nghịch lý giá sữa và thuốc lá

Giá sữa ở VN đắt nhất thế giới, điều đó đã được Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN xác định tại một cuộc hội thảo về sữa cách đây hơn một tuần.

Còn giá thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia làm sáu mức, VN xếp hàng thứ năm. Theo đó, các nước đẩy giá thuốc lá lên cao ngất ngưởng trên 5 USD/gói 20 điếu gồm những nước thuộc Tây Âu, Canada, Singapore. Dẫn đầu trong nhóm “đắt đỏ” này là Anh với giá một gói thuốc lá khoảng 5 bảng Anh, tức khoảng 130.000 đồng VN! Mỹ nằm trong nhóm thứ nhì với giá bán từ 4-4,99 USD/gói! Còn VN nằm ở nhóm 5/6 với mức giá từ 1-1,99 USD/gói. Xem trong bản đồ giá thuốc lá của WHO, chỉ vài quốc gia có giá thuốc lá rẻ hơn ta là Argentina, Paraguay, Kazakhstan, Indonesia với mức dưới 1 USD/gói.

Kết hợp giữa bảng giá sữa và giá thuốc lá, chúng ta có một bài toán quy đổi thú vị như sau: tại VN, mức giá sữa bình quân là 1,4 USD/lít nên một gói thuốc lá gần bằng một lít sữa. Tại New York, một gói thuốc lá tương đương 10 lít sữa. Tại Ấn Độ, một quốc gia có giá bán thuốc lá tương đương VN, giá một gói thuốc lá hơn 2 lít sữa…

Thật kỳ lạ, sữa – mặt hàng mang tính chiến lược đối với sức khỏe người dân, với sự phát triển của trẻ em – lại đắt nhất thế giới; trong khi thuốc lá – mặt hàng độc hại cho sức khỏe con người – lại vào loại rẻ có hạng của thế giới! Đó là một nghịch lý tại VN, mà một khi chúng ta chưa xóa bỏ được điều kỳ dị đó thì chưa thể gọi là một đất nước văn minh!

Một kinh nghiệm mà tiến sĩ Bill ONeill – tổng thư ký Hiệp hội Sức khỏe Anh – muốn chia sẻ với mọi quốc gia trên thế giới, đó là nhà nước hãy tích cực làm giàu ngân sách bằng cách đánh thuế thuốc lá thật cao. Kinh nghiệm của Chính phủ Pháp cho thấy cứ mỗi khi ngân sách thâm thủng, việc “gỡ” lại bằng thuế thuốc lá là biện pháp mà người dân hài lòng nhất. Bên cạnh đó, thống kê cũng đã cho thấy cứ tăng 10% giá thuốc lá sẽ có 4% dân ghiền bỏ thuốc.

Thế thì VN tại sao không nhanh chóng áp dụng kinh nghiệm đó?

Tiếp tục đọc Sữa và thuốc lá

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Tiếp tục đọc Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Một cuộc cách mạng bình nước

Đây là một phần của loạt bài về cuộc khủng hoảng nước trên toàn thế giới.manwalkingonwater

Tôi nhớ Khổng Tử từng nói: “Hãy dùng bình nước tái chế diệt khuẩn (Clean Hydration Bottle)!”

Các bạn ở Stanford và nhiều nơi khác (có cả người Việt) đang có một chiến dịch rất hay và đơn giản nhắm tới một cuộc cách mạng về bình nước. Trước nay ta vẫn thường dùng nước đóng chai xài xong là bỏ — nếu vất đi thì ô nhiễm vô cùng, mà giữ lại để bỏ nước lần sau thì có nguy cơ về vệ sinh, vi khuẩn.

Bởi vậy nên tốt nhất là dùng một bình nước diệt khuẩn Clean Hydration Bottle. Bạn xem clip dưới là hiểu:

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=zms0yHs3Hps]

Chiến dịch của các bạn không chỉ kêu gọi các trường học và công sở dùng bình nước loại này, mà còn dán các nhãn cảnh báo lên các bình nước đóng chai để mỗi lần nhìn thấy một chai nước rơi rớt đâu đó, bạn có thể đọc được thông điệp của nó. Rất hay và đơn giản.

Và bạn chắn chắn sẽ thích điểm này: họ cung cấp các chai Clean Hydration Bottle xinh xắn miễn phí.


Ảnh từ Clean Hydration.

Bạn có thể đăng ký tại đây.