Lưu trữ cho từ khóa: nóng lên toàn cầu

Bắt đầu cuộc sống thân thiện với môi trường

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra rộng lớn trên quy mô toàn cầu. Mỗi chúng ta đều là nguyên nhân của vấn đề nhưng mỗi chúng ta cũng đều có thể lựa chọn để thay đổi điều đó. Nếu bạn thực sự nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống thân thiện hơn với môi trường, hãy bắt đầu ngay lập tức!Trai dat nong len, ban dang o dau?

May mắn thay, những hành động ban đầu bạn cần làm rất đơn giản. Chỉ cần vặn nhỏ vòi một chút để tiết kiệm nước, hay bơm căng lốp xe để tiết kiệm xăng, là bạn đã đang góp phần hạn chế nóng lên toàn cầu rồi. Và đặc biệt, vào 20:30 ngày 28 tháng Ba này, bạn có thể tắt điện và các thiết bị điện trong nhà trong một giờ để cùng chung tay với hơn một tỉ người khác trong một chiến dịch toàn cầu: Giờ Trái Đất 2009.

Ngay lúc này bạn có thể bắt đầu thay đổi thói quen qua những mẹo đơn giản như:

Bạn thân mến,

Chúng ta, con người khắp nơi trên thế giới, cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng này. Đây không phải là vấn đề chính trị, mà là vấn đề đạo đức. Chúng ta có đủ mọi thứ để bắt đầu, có lẽ ngoại trừ sự sẵn lòng hành động nữa thôi. Nhưng bạn biết đó, mong muốn hành động là một nguồn có thể đổi mới được. Hãy tắt một bóng đèn, hãy thay đổi nó!

Bão tuyết, cháy rừng

Bóng tối ảm đạm của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu như báo hiệu một năm 2009 không lấy gì làm suôn sẻ. Mới đầu năm, các thiên tai ở khắp nơi trên thế giới cũng trỗi dậy — bắt đầu bằng cơn bão tuyết kỷ lục tại Anh và vừa rồi là hỏa hoạn khủng khiếp tại Úc. Nếu chú ý một chút thì bạn sẽ thấy là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nghịch lý thay, lại đang gây ra nhiều hơn các thảm họa rất tương khắc nhau ở những vùng khác nhau trên Trái Đất. Mưa có thể trút xuống chỗ này nhưng nước lại bị rút cạn ở chỗ khác; nơi này có thể bị nung nóng nhưng nơi khác lại bị đóng băng.

trend-in-annual-precipitation

Trong phim AIT, Al Gore cũng đề cập về hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho nhiệt độ tăng lên và do đó, tăng đáng kể lượng hơi ẩm bốc hơi từ mặt đất và mặt nước. Nhiều hơi ẩm hơi có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn, nhiều bão và lũ lụt hơn. Nhưng đồng thời, nóng lên toàn cầu không chỉ làm tăng lượng hơi ẩm mà còn phân bố lại nó — điều này giống như mưa bị dời từ nơi này để đổ qua nơi khác.

moisture-sucked

Kết quả là các thảm họa tự nhiên ngày càng bất thường và khó lường.

Theo vnexpress:


Đợt bão tuyết dữ dội nhất trong hai thập kỷ hoành hành khắp nước Anh trong suốt tuần qua, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế xứ sương mù, đồng thời khiến hoạt động giao thông đường không, đường sắt và đường bộ bị tê liệt ở nhiều nơi. Ảnh: PA.


Một xe cứu hỏa chạy khỏi rừng quốc gia Bunyip, cách Melbourne khoảng 125 km về phía tây, do các ngọn lửa đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ảnh: AP.

Những con sóng dữ

Bài viết được dịch từ báo Guardian

Theo một nghiên cứu gần đây, Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng lên, trong khi các nước giàu đang được kêu gọi để di dời những cư dân của họ hiện sống trong vùng nguy hiểm.

Đất nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất bởi sự gia tăng đều đặn của mực nước biển? Đất nước nào sẽ phải lâm vào tình cảnh: 10% dân số phải di cư, sức mạnh kinh tế giảm đi 10%, 10% thành phố và thị xã sẽ chìm dưới nước cho đến cuối thế kỷ này? Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên, là Việt Nam, được Ngân hàng thế giới đánh giá là đất nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do sự xâm lấn của nước biển, hậu quả do nóng lên toàn cầu tạo ra.
Ngân hàng này cho rằng chỉ cần mực nước biển dâng lên 1 mét sẽ gây ra ngập lụt hơn 7% diện tích đất nông nghiệp và sẽ khiến cho gần 30% của vùng đầm lầy bị chìm. Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn thế: sự tăng lên 1 mét chỉ là mức ước lượng dè dặt cho đến năm 2100. Nhiều chuyên gia môi trường, bao gồm cả Jim Hansen, Giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA, còn chỉ ra rằng mức tăng đó phải đạt ít nhất là vài mét.
Mức tăng một mét là đã đủ để gây ra sự hỗn loạn. Trong một nghiên cứu được xuất bản gần đây trên tạp chí Climate Change, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo rằng chỉ với mức tăng đó đã gây nên hậu quả trên khoảng 0.3% diện tích lãnh thổ – khoảng 194.000 km vuông của 84 quốc gia đang phát triển. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó gây ra ảnh hưởng lên khoảng 56 triệu người. Cư dân ven biển ở những nước nghèo thường làm kinh tế tốt hơn, vì vậy điều này còn có thể gây ra tác động lên GDP – vào khoảng 1.3%.
Tiếp tục đọc Những con sóng dữ

Tắt điện đón Noel

Nhiethuyet.org chuyển sang giao diện mới màu đen này để hòa chung với không khí Noel đang về và chuẩn bị đón năm mới.

Giao diện mới này hy vọng cũng sẽ góp phần hạn chế nóng lên toàn cầu, vì màn hình máy tính sẽ tốn ít năng lượng hơn khi hiển thị các màu tối.

Chúng tôi đã tắt điện rồi, còn bạn thì sao?

white Nhiethuyet black Nhiethuyet

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Tiếp tục đọc Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam