12 điều giản đơn (ai cũng có thể làm)

Tiếp theo 50 điều bạn có thể làm, sau đây là 12 điều giản đơn hơn nữa.

Hôm nay đang coi CNN thì thấy UNDP quảng cáo 12 điều giản đơn ai cũng có thể làm để cùng chung tay chặn đứng nóng lên toàn cầu. Trang web của dự án này có tên dễ nhớ là 12simplethings.com. (hoặc 12simplethings.org)

Bạn hãy đọc và thử thay đổi đi, đảm bảo rất thú vị. Mà nếu bạn không thay đổi thì trái đất sẽ thay đổi trước đó. Watch out!

À bạn nhớ làm thêm điều 13 này nữa: hãy xem và quảng cáo cho tất cả mọi người bạn biết nhé! (Tức là gởi link cho tất cả bạn bè trong yahoo friend list đó!)

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=oDhcW8bxbQI]

  1. Tắt đèn đi

    Không chỉ đèn nhé, hãy tắt cả TV, máy tính, đầu đĩa và những thiết bị khác khi không dùng — bạn có biết là ở chế độ standby (chế độ chờ) các thiết bị này vẫn tiêu thụ từ 10 đến 40% điện năng không. Vậy nên hãy rút sạc pin điện thoại ngay khi sạc xong nhé, đừng để qua đêm!

  2. Dùng vừa đủ thôi

    Đừng rót nhiều nước quá nếu bạn không uống hết. Cũng đừng xả nước vô tội vạ. Hãy nhìn những giọt nước và suy nghĩ về số phận của chúng sau khi bạn thải ra cống thoát nước. Nên tiết kiệm.

  3. Đóng lại nào

    Đừng có mở cửa tủ lạnh lâu như vậy, bạn hãy đóng cửa tủ lại chừng nào bạn chưa cần đến.

  4. Coi chừng lốp xe

    Bạn có đi xe không? Vậy thì hãy trông coi lốp xe cho cẩn thận nhé. Thay lốp đã quá cũ (mòn) và nhớ bơm lốp xe thường xuyên. Tiền thay lốp mới sẽ rẻ hơn tiền nhiên liệu bạn tiêu tốn đó!

  5. Nói không với ni-lông

    Đừng đừng đừng có lấy quá nhiều bao ni-lông khi đi mua sắm. Hãy cố gắng dùng bao riêng của mình. Vậy mới là người mua sắm sành điệu và thông minh.

  6. Quạt đi

    Thay vì dùng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè oi bức, tại sao không ăn mặc mát mẻ (và thời trang!) và dùng quạt nhỉ?

  7. Đi xe vừa vừa thôi

    Cố gắng giải quyết những chuyện lặt vặt qua điện thoại hay internet, hạn chế chạy xe vòng vòng cho những công việc nhỏ nhặt. Đi bộ nè, đạp xe, đón xe bus hay rủ thằng Tèo cùng đi — vừa vui vừa bảo vệ môi trường.

  8. Chạy chậm nữa

    Bạn có là ma tốc độ thì đi xe cũng nên tăng tốc từ từ và chạy chậm chậm thôi. Chạy dưới 90 km/giờ giúp tiết kiệm 25% xăng, tức là tiền đó. Còn giúp tiết kiệm sức khỏe nữa.

  9. Xài xe điện, xe hybrid

    Xe điện và xe hybrid đang là mốt. Bạn có chiếc nào chưa? Mấy chiếc xe này giúp xe chạy tốn ít nhiên liệuthải CO2 cũng ít hơn nữa

  10. Thay bóng đèn đi thôi

    Thay mấy cái bóng vàng nóng rực bằng đèn huỳnh quang compact đời mới (CFL) đi thôi. Bạn đang sống ở thế kỉ 21 rồi đó, tiếp thu công nghệ chút đi. Đèn compact dùng ít hơn 1/3 năng lượng so với “đèn ông sao” luôn. Mà nữa, không chỉ thay bóng đèn, thiết bị nào cũ kỹ quá (như tủ lạnh nè) thì cũng cố gắng thay luôn đi. Đảm bảo với bạn là lợi ích về dài của hóa đơn tiền điện sẽ cao hơn tiền đầu tư mua mới đó. Cũng có lợi hơn cho con cháu bạn nữa vì chúng đỡ phải di cư lên sao hỏa khi trái đất bốc cháy.

  11. Đi chợ gần nhà

    Đi chợ gần nhà, chọn mua thức ăn nào mà thành phố mình sản xuất á. Đừng có xài nhiều đồ nhập khẩu hay nhập từ tỉnh khác qua. Tiết kiệm năng lượng vận chuyển lắm. Đồ nhà đâu có thiếu đồ ngon, đúng không?

  12. Tái chế

    Từ này nghe có vẻ ghê ghê, nhưng mà thật ra đơn giản òm. Vậy nè, một là xài ít xăng dầu điện hơn, hai là những đồ dùng cũ nhưng còn chạy tốt thì mình cứ dùng (như xe đạp, điện thoại, v.v. — tất nhiên không phải là tái chế những con quỷ ngốn điện ở điều 10). Một điều khó hơn chút nhưng làm đảm bảo vui là nếu nhà bạn có vườn phía sau thì bạn lọc rác thải hữu cơ (tức là rau xanh, vỏ trái cây, v.v.) ra riêng và đem bón ra sau vườn.

Vậy đó, 12 điều này ai cũng làm được (mình làm rồi!), bạn đừng nói bạn ngại nhe. Nhớ thêm điều này nữa: quảng cáo với mọi người về 12 điều này nhé. Nói bạn của bạn lên nhiethuyet.org hoặc 12simplethings.org mà coi.

Bản quyền của bài này và của 12simplethings cấp theo Creative Commons 3.0 SA, tức là bạn thoải mái đem đăng lại, copy cắt ghép phổ biến thế nào cũng được. (Nhưng nhớ cũng phải cho người khác xài tự do.)

Hãy hành động vì thế giới tốt hơn!

Xem thêm: 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu

Công dân hạt BÉT

Nguồn: Linh’s Somewhere land.

Chúng ta vẫn tự hào là người Việt thông minh, cần cù, hiếu học. Nhưng tại sao thông minh, cần cù, hiếu học như thế mà chúng ta lại kém hơn phần lớn nhân loại về mọi mặt, và ít tự do về mặt tinh thần hơn tuyệt đại đa số nhân loại? […] 1000 năm trước, chúng ta đã áp dụng cách tuyển chọn người tài lãnh đạo đất nước qua con đường học vấn, đã có trường Quốc tử giám, trong khi ở phương Tây cùng thời gian, các vua chúa, quý tộc đều thất học.

[…]Gần hơn, 60 năm trước, 80% nhân loại cũng nghèo khổ, bần cùng, dốt nát như chúng ta. Nhưng trong 60 năm vừa qua đó, hầu hết trong số 80% trên đều đã vượt chúng ta và Việt Nam rớt lại trên con tàu phát triển, trong khi vẫn ảo tưởng rằng mình là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, của tiến bộ xã hội và dân chủ, của tư tưởng vô địch không thể nào sai. Nghịch lý thay, chính cái lúc chúng ta tưởng mình đang ở “đỉnh cao muôn trượng”, ở đỉnh cao của trí tuệ loài người ấy, thực ra chúng ta lại đang ở dưới đáy và đang tụt xuống ngày càng sâu xuống vực. Để rồi 50 sau, tới cuối thế kỷ 20 mới ngỡ ngàng nhận ra mình đang về bét, nằm trong số 10% nhân loại nghèo khổ nhất, trong số 5% nhân loại mất tự do nhất. 50 năm cũng là 2 thế hệ, và còn ít hơn tuổi thọ trung bình của một người. Cũng trong hai thế hệ ấy, người Hàn Quốc, người Đài Loan đã kịp leo lên tới gần đỉnh trong lúc chúng ta rơi xuống đáy.

Continue reading Công dân hạt BÉT

Bắc Cực có thể hết băng trong 5 năm tới

Tốc độ thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn so với dự đoán của giới khoa học và tình trạng đó có thể gây nên những hậu quả đáng sợ sau nửa thập kỷ nữa, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tuyên bố.

Theo WWF, những thảm họa thời tiết, chẳng hạn như mùa hè kinh khủng từng giết chết 35 nghìn người ở châu Âu trong năm 2003, sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

WWF nhận thấy Bắc Băng Dương có thể hết băng sớm hơn ít nhất 30 năm so với dự báo của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc.

Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, trong vòng 5 năm nữa chúng ta sẽ không nhìn thấy băng ở Bắc Cực vào mùa hè – điều chưa từng xảy ra trong hơn một triệu năm qua. Hiện tượng đó có thể mở màn cho một giai đoạn mà trong đó, các thay đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và bất ngờ, chứ không chậm và đều như hiện nay.

Báo cáo của WWF, mang tên “Thay đổi khí hậu: Nhanh hơn, mạnh hơn và sớm hơn” cũng cho rằng, tình trạng mùa màng thất bát, lũ lụt ở Bắc Âu và hạn hán kéo dài ở Địa Trung Hải sẽ xảy ra thường xuyên. Số lượng và cường độ những cơn lốc xoáy tại Anh và nhiều nơi khác sẽ tăng lên.

WWF kêu gọi Liên minh châu Âu hướng tới mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức 0% vào năm 2050 để nhiệt độ toàn cầu sẽ không tăng quá 2 độ C. Bước đi đầu tiên là giảm 30% lượng khí thải hiện nay vào năm 2020.

Hiện tại, chỉ có Anh cam kết cắt giảm 80% lượng khí thải vào năm 2050. Chính phủ Anh khẳng định họ có thể đạt được mục tiêu bằng cách sử dụng năng lượng tái sinh và xây dựng các nhà máy điện thế hệ mới. Các quốc gia châu Âu khác, trong đó có Italy và Ba Lan, cho rằng việc cắt giảm khí thải là điều khó thực hiện trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay.

Theo Việt Linh (VNExpress/ Daily Mail)

Lãng phí điện — hay Ngược chiều Thế giới [3]

G.S. Phạm Duy Hiển có bài bên Vietnamnet về việc tăng giá và lãng phí điện bắt nguồn từ sai lầm từ các chính sách phát triển vĩ mô của Việt Nam. Bài viết giống như là mở rộng phần 2 của loạt bài Ngược chiều thế giới (đọc tại đây: phần 1, phần 2) — càng đọc càng thấy xu hướng lạc hậu và ngược đời của ta.

Đọc bài này thấy có mấy inconvenient truth:

  • Giá điện sắp tăng (2009).
  • Việt Nam là nước phí phạm điện vào loại top trên thế giới.
    Cùng tiêu thụ 1 kWh, chúng ta chỉ làm ra 0,87 USD, trong khi người láng giềng Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), người Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Chưa kể các nước tiên tiến, họ còn làm ra 3-5 USD.
  • Bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư không hợp lý làm cho giá điện đội lên và ta phải móc túi trả thêm tiền.
  • Ngược lại, nếu đầu tư hợp lý:
    Chẳng những nhà nước sẽ không phải lấy tiền đóng thuế của dân để đầu tư phí phạm vào hệ thống điện, mà người dân cũng sẽ trả tiền điện ít hơn. Nhà nước lại có thêm tiền để khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thứ của trời cho không hề cạn kiệt, mà lại rất thân thiện với môi trường.
  • Chạy theo GDP đơn thuần mà không chú ý đến các tiêu chí này [hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng] là phát triển một chiều, rất tai hại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu. Chỉ có một thiểu số nào đó được hưởng lợi.
  • Vậy điện mất đi đâu?
    Chúng ta đang dùng những thiết bị gia dụng giống như người Phi, người Thái, mà đất nước họ sử dụng điện hiệu quả hơn hẳn ta, vậy tôi và bạn không phải là thủ phạm trong chuyện này. EVN và Bộ Kế hoạch – Đầu tư phải biết ai là thủ phạm.
  • Tương lai không thể là bản sao quá khứ. (Đọc rồi sẽ hiểu.)

Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính

Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5027/index.aspx

Nếu thiếu triết lý giáo dục thì mỗi trường phải khác nhau và có chất lượng khác nhau. Sự phổ biến của những giá trị thấp trong nền giáo dục VN thể hiện rằng chúng ta có một triết lý giáo dục và triết lý ấy sai. Từ đó, nền giáo dục VN mang căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính tới cho con người – Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt nói.
Continue reading Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính