Những phát minh môi trường vĩ đại nhất

Bên CNN đang có một bài thăm dò về các phát minh môi trường vĩ đại nhất mọi thời đại, hiện giờ danh sách đang có 8 phát minh. Vài phát minh là sản phẩm của những công nghệ tiên tiến, trong khi nhiều phát minh đã có tuổi hàng thế kỉ.

Các bạn hãy cùng tham khảo danh sách này và cùng tham gia thảo luận. Bạn có đồng ý với các phát minh môi trường này không? Còn phát minh hay ho nào bị bỏ sót không?

Hãy thảo luận ngay bên dưới hoặc email về [email protected].

Danh sách hiện thời:

  1. Xe đạp

    Bike with style by Blippia

    Đơn giản, sạch sẽ, hiệu quả và khỏe khoắn, nhiều người cho rằng xe đạp là phát minh môi trường vĩ đại nhất mọi thời đại.
    Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại xe đạp hiện nay, hoặc đang cân nhắc chuyển qua đi xe đạp, hãy tham khảo thêm tại trang Xe Đạp Ơi, một trang web chuyên về xe đạp và gìn giữ môi trường.

  2. Năng lượng mặt trời

    solar panels by Blipem

    Những tấm pin mặt trời với các tế bào quang điện có khả năng có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng đang hứa hẹn là giải pháp năng lượng cho tương lai.
    Nếu bạn thấy chưa có khả năng để lắp đặt các tấm pin lớn hay bình nước nóng chạy năng lượng mặt trời, hãy thử qua các sản phẩm nhỏ gọn như pin quang điện hay sạc điện thoại mặt trời đa năng. Đọc thêm tại Xanh blog.

  3. Bộ lọc khí xe hơi (catalytic converter)

    Inside a catalytic converter by *Your Pal Marnie

    Trông giống như là ống pô xe và cấu tạo cực kỳ đơn giản, bộ lọc khí thật ra có một vai trò to lớn trong việc giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe hơi. Trong bộ lọc này có chứa các chất xúc tác giúp phân hủy hoặc biến đổi các chất độc trước khi thải ra ngoài. Phát minh này xứng đáng có một chỗ trong danh sách này. Đọc thêm về catalytic converter tại đâyđây.

  4. Đèn compact huỳnh quang

    Compact Fluorescent Light Bulb in Hand by Mike Dykstra

    Đã khá phổ biến bởi tính hiệu quả và khả năng tiết kiệm năng lượng vượt trội, đèn compact huỳnh quang rõ ràng là một giải pháp đáng giá và là một trong những phát minh môi trường tốt nhất.

  5. Phương pháp tránh thai

    Everyday by Danarah

    Bạn thử nghĩ xem tại sao 😀

  6. Năng lượng gió

    wind energy old and new by dirk huijssoon

    Một tua-bin sản xuất điện từ gió có thể làm việc quanh năm và đủ cung cấp điện cho vài hộ gia đình. Quá sạch và hiệu quả. Vài người cho rằng đây là phát minh môi trường đáng giá nhất.

  7. Xuất bản trực tuyến

    amazon-kindle-8 by kindle.amazon

    Một số người khác lại cho rằng chính sự phát triển của công nghệ thông tin mở đường cho việc xuất bản nhiều ấn phẩm trực tuyến là một trong những nhân tố giảm thiểu ô nhiễm môi trường quan trọng.

  8. Thủy điện

    61 Hydro electric plant by kleimoladmk@sbcglobal.net

    Việc xây dựng một nhà máy thủy điện chắc chắn là không tránh khỏi tác hại đến môi trường, tuy nhiên vẫn có nhiều người bầu chọn cho thủy điện như là một giải pháp năng lượng thực tế.

(Còn nữa. Sẽ cập nhật thêm ảnh và link.)

4 thoughts on “Những phát minh môi trường vĩ đại nhất”

  1. Thủy điện ư? Tôi ko nghĩ vậy. Ở một mức độ nào đó thì có, nhưng nó cũng gây nhiều tác hại về lâu dài, biến đổi về địa chất thủy văn, từ đó gây nhiều hậu quả khó lường. Với lại “nhất thủy nhì hỏa” mà.
    Đơn cử đập thủy điện Tam Điệp ở Trung Quốc.

  2. Có bạn nào nghe về việc nước mình định xây dựng nhà máy điện nguyên tử năm 2020 chưa? Có bác lãnh đạo rất hồn nhiên: “Xây 1 lò được thì xây hẳn 4 lò luôn đi!”
    Haha, chúng ta là ai chứ?

  3. Mình cũng thấy việc xây dựng các nhà máy thủy điện mới là khá tốn kém và gây nhiều ô nhiễm, các ảnh hưởng lên địa chất của một vùng cũng khó lường.
    Có một nghiên cứu [đang tìm link] cho thấy thay vì đổ tiền vào xây các nhà máy thủy điện đồ sộ hiện nay, Việt Nam có thể đầu tư số tiền trên vào các turbine xay gió lắp dọc khắp vùng ven biển — điều này sẽ sản sinh ra lượng điện dư dã cho các vùng này, và thực chất là lớn hơn tổng năng suất của nhà máy thủy điện tương ứng (với số tiền).
    Mình nghĩ các giải pháp năng lượng gió và mặt trời rất khả thi ở Việt Nam nhưng chưa ai dám áp dụng vì (1) các ban ngành liên quan còn underestimate, (2) giá thành tương đối cao và (3) tính thời vụ của việc sản xuất năng lượng loại này.
    Tuy nhiên, về (2) thì thực tế là thủy điện có cho phí vận hành thấp, nhưng — như đã nói — chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng thủy điện lại cao hơn so với các loại khác.
    Nói về (3) tính thời vụ và giá thành cao thì thủy điện không hẳn là đã ưu việt hơn hai loại kia. Đặc điểm của nguồn nước cho thủy điện cũng mang tính thời vụ quá trời. (Cứ mỗi mùa khô lại nghe ngành điện xin người dân thông cảm cho lý do khách quan này kia.)
    Bài Cung cấp năng lượng Việt Nam đi ngược chiều thế giới đã phân tích xác đáng vấn đề này, các bạn đọc có thể tìm được nhiều facts thú vị và nhiều thứ để suy nghĩ — ví dụ như vì sao (1) lại đúng.

  4. Thủy điện chỉ là một ứng dụng của một hệ công trình thủy lợi. Ngoài việc tạo ra điện năng, hệ công trình thủy lợi này còn điều hòa lượng nước ở hạ lưu phục vụ nông nghiệp và tránh lũ. Nếu không có Đập thủy điện Sông Đà thì có lẽ Hà Nội hàng năm vẫn ngập lút mái nhà. Chưa kể, giao thông đường thủy cũng nhờ đó mà cải thiện. Một công trình thủy lợi khổng lồ như vậy có giá trị sử dụng hàng “thế kỷ”. Vì vậy nếu xét về góc độ kinh tế, thủy điện không phải là quá đắt.

    Về việc nên hay không nên xây dựng các nhà máy thủy điện. Theo tôi thì trừ khi đó là nhà máy co công suất cực lớn cỡ hàng megawatt, phục vụ nhu cầu tưới tiêu nông nghiệp, trị thủy, ngăn phòng lũ lụt cho 1 vùng rộng lớn và ảnh hưởng thấp nhất có thể đến môi sinh thì mới nên làm.

    Việc lắp các turbine phát điện nhờ gió ven biển thực tế không đơn giản. Thứ nhất nguyên vật liệu phải chịu được ăn mòn gio gió mang muối từ nước biển vào. Thứ hai, kết cấu phải vững chắc chịu được gió bão (nhất là miền Trung thường xuyên hứng chịu các trận bão lớn). Thứ 3 đó là vấn đề hiệu suất của năng lượng gió. Do bản thân đặc thù gió có thể có gió giật gây ảnh hưởng đến nguồn điện (nước không thay đổi tốc độ đột ngột như gió, gió còn đổi cả hướng) nên không thể ghép chung vào điện lưới quốc gia. Thêm nữa, làm gì có cái gọi là “lượng điện dư” nhất là khi phải bỏ 1 số tiền không nhỏ để đầu tư xây dựng, chưa kể phải khắc phục các vấn đề kể trên.

    Cá nhân tôi nghĩ các nguồn năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, thậm chí thủy năng hiện giờ nên tăng cường áp dụng ở mức “vi mô”. Ví dụ như vi thủy điện ở các con suối có thể cung cấp điện cho 1 vài hộ gia đình. Năng lượng mặt trời cũng vậy, đầu tư ở mức vừa phải, mức hộ gia đình, dành để chạy các thiết bị tiêu thị điện ít như bóng đèn, quạt. Tương tự cho năng lượng gió. Có lẽ như thế sẽ hợp với điều kiện Việt Nam hơn.

Để lại một bình luận