Bóng tối ảm đạm của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu như báo hiệu một năm 2009 không lấy gì làm suôn sẻ. Mới đầu năm, các thiên tai ở khắp nơi trên thế giới cũng trỗi dậy — bắt đầu bằng cơn bão tuyết kỷ lục tại Anh và vừa rồi là hỏa hoạn khủng khiếp tại Úc. Nếu chú ý một chút thì bạn sẽ thấy là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nghịch lý thay, lại đang gây ra nhiều hơn các thảm họa rất tương khắc nhau ở những vùng khác nhau trên Trái Đất. Mưa có thể trút xuống chỗ này nhưng nước lại bị rút cạn ở chỗ khác; nơi này có thể bị nung nóng nhưng nơi khác lại bị đóng băng.
Trong phim AIT, Al Gore cũng đề cập về hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho nhiệt độ tăng lên và do đó, tăng đáng kể lượng hơi ẩm bốc hơi từ mặt đất và mặt nước. Nhiều hơi ẩm hơi có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn, nhiều bão và lũ lụt hơn. Nhưng đồng thời, nóng lên toàn cầu không chỉ làm tăng lượng hơi ẩm mà còn phân bố lại nó — điều này giống như mưa bị dời từ nơi này để đổ qua nơi khác.
Kết quả là các thảm họa tự nhiên ngày càng bất thường và khó lường.
Theo vnexpress:
Đợt bão tuyết dữ dội nhất trong hai thập kỷ hoành hành khắp nước Anh trong suốt tuần qua, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế xứ sương mù, đồng thời khiến hoạt động giao thông đường không, đường sắt và đường bộ bị tê liệt ở nhiều nơi. Ảnh: PA.
Một xe cứu hỏa chạy khỏi rừng quốc gia Bunyip, cách Melbourne khoảng 125 km về phía tây, do các ngọn lửa đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ảnh: AP.