Bắc Cực có thể hết băng trong 5 năm tới

Tốc độ thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn so với dự đoán của giới khoa học và tình trạng đó có thể gây nên những hậu quả đáng sợ sau nửa thập kỷ nữa, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tuyên bố.

Theo WWF, những thảm họa thời tiết, chẳng hạn như mùa hè kinh khủng từng giết chết 35 nghìn người ở châu Âu trong năm 2003, sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

WWF nhận thấy Bắc Băng Dương có thể hết băng sớm hơn ít nhất 30 năm so với dự báo của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc.

Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, trong vòng 5 năm nữa chúng ta sẽ không nhìn thấy băng ở Bắc Cực vào mùa hè – điều chưa từng xảy ra trong hơn một triệu năm qua. Hiện tượng đó có thể mở màn cho một giai đoạn mà trong đó, các thay đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và bất ngờ, chứ không chậm và đều như hiện nay.

Báo cáo của WWF, mang tên “Thay đổi khí hậu: Nhanh hơn, mạnh hơn và sớm hơn” cũng cho rằng, tình trạng mùa màng thất bát, lũ lụt ở Bắc Âu và hạn hán kéo dài ở Địa Trung Hải sẽ xảy ra thường xuyên. Số lượng và cường độ những cơn lốc xoáy tại Anh và nhiều nơi khác sẽ tăng lên.

WWF kêu gọi Liên minh châu Âu hướng tới mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức 0% vào năm 2050 để nhiệt độ toàn cầu sẽ không tăng quá 2 độ C. Bước đi đầu tiên là giảm 30% lượng khí thải hiện nay vào năm 2020.

Hiện tại, chỉ có Anh cam kết cắt giảm 80% lượng khí thải vào năm 2050. Chính phủ Anh khẳng định họ có thể đạt được mục tiêu bằng cách sử dụng năng lượng tái sinh và xây dựng các nhà máy điện thế hệ mới. Các quốc gia châu Âu khác, trong đó có Italy và Ba Lan, cho rằng việc cắt giảm khí thải là điều khó thực hiện trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay.

Theo Việt Linh (VNExpress/ Daily Mail)

Lãng phí điện — hay Ngược chiều Thế giới [3]

G.S. Phạm Duy Hiển có bài bên Vietnamnet về việc tăng giá và lãng phí điện bắt nguồn từ sai lầm từ các chính sách phát triển vĩ mô của Việt Nam. Bài viết giống như là mở rộng phần 2 của loạt bài Ngược chiều thế giới (đọc tại đây: phần 1, phần 2) — càng đọc càng thấy xu hướng lạc hậu và ngược đời của ta.

Đọc bài này thấy có mấy inconvenient truth:

  • Giá điện sắp tăng (2009).
  • Việt Nam là nước phí phạm điện vào loại top trên thế giới.
    Cùng tiêu thụ 1 kWh, chúng ta chỉ làm ra 0,87 USD, trong khi người láng giềng Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), người Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Chưa kể các nước tiên tiến, họ còn làm ra 3-5 USD.
  • Bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư không hợp lý làm cho giá điện đội lên và ta phải móc túi trả thêm tiền.
  • Ngược lại, nếu đầu tư hợp lý:
    Chẳng những nhà nước sẽ không phải lấy tiền đóng thuế của dân để đầu tư phí phạm vào hệ thống điện, mà người dân cũng sẽ trả tiền điện ít hơn. Nhà nước lại có thêm tiền để khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thứ của trời cho không hề cạn kiệt, mà lại rất thân thiện với môi trường.
  • Chạy theo GDP đơn thuần mà không chú ý đến các tiêu chí này [hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng] là phát triển một chiều, rất tai hại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu. Chỉ có một thiểu số nào đó được hưởng lợi.
  • Vậy điện mất đi đâu?
    Chúng ta đang dùng những thiết bị gia dụng giống như người Phi, người Thái, mà đất nước họ sử dụng điện hiệu quả hơn hẳn ta, vậy tôi và bạn không phải là thủ phạm trong chuyện này. EVN và Bộ Kế hoạch – Đầu tư phải biết ai là thủ phạm.
  • Tương lai không thể là bản sao quá khứ. (Đọc rồi sẽ hiểu.)

Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính

Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5027/index.aspx

Nếu thiếu triết lý giáo dục thì mỗi trường phải khác nhau và có chất lượng khác nhau. Sự phổ biến của những giá trị thấp trong nền giáo dục VN thể hiện rằng chúng ta có một triết lý giáo dục và triết lý ấy sai. Từ đó, nền giáo dục VN mang căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính tới cho con người – Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt nói.
Continue reading Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính

Giải phóng nhân loại khỏi dầu và khí đốt

Bài của tác giả Lê Diễn Đức đăng trên talawas về một viễn cảnh sử dụng năng lượng tươi sáng hơn nhờ những thành tựu công nghệ mới. Ai không vô được thì đọc luôn bên dưới.


Lê Diễn Đức

Giải phóng nhân loại khỏi dầu và khí đốt

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, dầu mỏ và khí đốt luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tiêu cực hoặc tích cực lên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Continue reading Giải phóng nhân loại khỏi dầu và khí đốt

Mầm nhân ái — Mầm sống bất tận

10.000 USD dành cho những dự án thiết thực vì lợi ích của cộng đồng. Chính thức bắt đầu từ ngày 5/10/2008, các dự án sẽ bắt đầu được bình chọn trên website. Hãy cùng đồng hành với các dự án và bình chọn để chọn ra những dự án xuất sắc nhất.

Cuộc thi nhằm phát động một phong trào làm từ thiện tình nguyện rộng lớn trên khắp đất nước, đồng thời cũng nhằm tìm kiếm những ý tưởng và dự án cộng đồng khả thi và thiết thực để triển khai hiệu quả.

Continue reading Mầm nhân ái — Mầm sống bất tận

Dự án môi trường