Tag Archives: xe ôtô

Điểm báo

Và hôm nay là…

  • Nếu dùng phương tiện công cộng, Sài Gòn sẽ tiết kiệm 80 tỉ đồng một ngày!
    Vậy nên Chủ Tịch UBND TP đang kêu gọi người dân Sài Gòn chuyển sang dùng xe bus. Vậy thì thiết nghĩ cán bộ công nhân viên chức nên là những người đầu tiên thực hiện điều này. (Số lượng cán bộ công nhân viên dùng xe cá nhân đi làm là không nhỏ.) So với các dân tộc khác, người Việt chắc cũng không phải là có hứng thú đặc biệt với xe máy. Hiện nay người dân không mặn mà với phương tiện công cộng hẳn nhiên là do các phương tiện này bất tiện hơn nhiều so với xe máy/xe con — An Inconvenient Truth! Giả sử ngày mai mạng lưới tàu điện ngầm/xe bus ở thành phố bạn sống bỗng nhiên hình thành và vận hành trơn tru, bạn có còn quan tâm đến việc che mặt trùm mũ chạy xe máy ra đường?
    Đọc bài báo này còn có một số facts đáng lưu tâm:

    — Trung bình cứ 4 hộ gia đình có 1 ôtô, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 5 lít xăng; và một nhà sử dụng 3 xe gắn máy với mỗi xe 1 lít xăng. (Cứ mỗi lít xăng được đốt thải vào không khí 2,4kg CO2.)
    Một xe gắn máy ô nhiễm bằng 4 lần xe hơi.

  • Nhân Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008: Tọa sơn quan hổ đấu: Mỹ – Trung ai sẽ thắng ở Olympics?
  • Lũ tràn về miền Bắc làm hơn 100 người thiệt mạng. Tại sao ở nước ta cứ có lũ là có thiệt hại vô vàn về người?
  • Gần đây rộ lên vụ tin đồn xăng tăng giá làm nhiều người đổ xô đi mua xăng. Nhà nước ráo riết truy tìm thủ phạm tung tin đồn. Nhưng truy tìm người tung tin tăng giá xăng để làm gì? khi mà:

    “Bình tĩnh mà xét lại, thì trong sâu xa, một hay một vài cá nhân có uy quyền gì mà vì một câu nói có thể khiến cả hàng trăm người dân, cả chính quyền phải “một phen” như thế?
    Đám đông vốn hành xử theo cơ chế tự vệ. Họ không có đủ thông tin phủ nhận những tin đồn thất thiệt, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhạy cảm hiện nay. Dễ hiểu là khi không thể kiểm chứng, thiếu chỗ dựa tin cậy, họ sẽ phản ứng tự vệ như đã xảy ra.”

  • Cùng bài trên, người nông dân lại “trông cho chân cứng đá mềm”:

    Ở một nước nông nghiệp, nhưng người nông dân luôn dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển kinh tế. Công nghiệp hóa hiện đại hóa – tưởng là nông dân sẽ được thừa hưởng chút thành quả công nghệ, tính bấp bênh mùa vụ được giảm bớt. Nhưng vẫn như ngàn năm nay, họ chỉ biết “trông trời trông đất trông mây/ trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ trông cho chân cứng đá mềm”.
    “Trông” mãi, rồi đến vụ vẫn nước mắt ngắn dài, nhìn vải được mùa mà khóc, hàng tấn cá tra không biết bán đi đâu, đìa tôm, ruộng lúa bội thu nhưng không bán được, hoặc không được bán… nghèo vẫn hoàn nghèo.