Tag Archives: Việt Nam

Giá xăng từ 2005–nay [2]

Với tình hình giá xăng hiện nay chỉ còn khoảng 40 đô/thùng (~4250 đồng/lít), và có thể giảm tiếp xuống đến 25 đô/thùng (~2660 đồng/lít), tôi định viết tiếp một bài bổ sung cho bài giá xăng lần trước. Nhưng bên Tuần Việt Nam đã có một bài viết hay về chuyện này rồi nên tôi nghĩ không cần viết nữa, đây chính là bản cập nhật tôi muốn viết.

Nếu tính giá dầu thế giới ở vào ngưỡng 45 USD/thùng, thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước (sau khi đã tính 35% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng, 500 đồng/lít phụ phí và hao hụt, 1.000 đồng/lít trả ngân sách Nhà nước) chưa kể lãi của doanh nghiệp cao nhất cũng chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.

Đó là sự tính toán “xông xênh” nhất, bởi ngay một số nước trong khu vực, từ khi giá dầu thế giới ở ngưỡng trên 50USD/thùng, giá bán lẻ xăng A92 của họ, kể cả lãi của các doanh nghiệp, cũng chỉ là 9.000 đồng/lít.

Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay đang lãi ít nhất 3.000 đồng khi bán mỗi lít xăng. Tức là mức lãi của các doanh nghiệp hiện nay là 25% trên doanh thu- một mức lãi mà ít loại hình kinh doanh nào, và khó có tập đoàn hay doanh nghiệp nào trên thế giới sánh được! Bởi thông thường mức lãi 5% trên doanh thu cũng đã là sự thèm muốn tột cùng của tuyệt đại đa số các doanh nghiệp.

Nguồn: Giá bán lẻ xăng dầu — gánh nặng của người dân!

Continue reading Giá xăng từ 2005–nay [2]

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Continue reading Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Giá xăng từ 2005–nay

Bảng thống kê giá bán lẻ xăng A92 trong nước từ 2005 đến nay

  1. Ba cột đầu tôi sử dụng nguồn của vnexpress.net.
  2. Cột thứ tư tôi sử dụng nguồn của xe.com.
  3. Hai cột cuối là giá thị trường tôi tự tôi dự tính (i.e., giá đúng ra là phải dzậy), áp dụng công thức tham khảo từ cuối bài này. Theo đó:
  • Giá trần = (giá dầu thế giới) × 1.037 ÷ 159 × (tỉ giá USD/VND), hệ số 1.037 để tính giá thực khi xăng về đến VN (chi phí vận chuyển), 159 là số lít xăng trong một thùng.
  • Giá sau thuế và lãi = (giá trần) × 1.25 + 2500, hệ số 1.25 coi như là thuế má linh tinh, 2500 là tiền trả nợ ngân sách (1000 VND) và tiền lời ròng cho doanh nghiệp và đại lý.

Ghi chú: dấu chấm (.) phân cách hàng thập phân, dấy phẩy (,) phân cách hàng nghìn

Thời điểm Giá dầu thế giới Giá xăng thực tế Tỉ giá USD/VND Giá trần Giá sau thuế và lãi
dd/mm/yyyy USD/thùng VND/lít VND/lít VND/lít
03/07/2005 49.50 8,800 15,845 5,115 8,894
17/08/2005 63.25 10,000 15,866 6,545 10,681
22/11/2005 58.84 9,500 15,902 6,102 10,128
27/04/2006 70.97 11,000 15,938 7,377 11,721
09/08/2006 76.35 12,000 16,010 7,972 12,465
12/09/2006 63.76 11,000 16,021 6,662 10,828
06/10/2006 60.00 10,500 16,052 6,281 10,352
13/01/2007 52.00 10,100 16,019 5,433 9,291
06/03/2007 60.07 11,000 15,999 6,268 10,335
07/05/2007 66.46 11,800 16,059 6,961 11,201
16/08/2007 75.00 11,300 16,230 7,939 12,424
22/11/2007 99.00 13,000 16,049 10,363 15,453
25/02/2008 99.50 14,500 15,947 10,349 15,436
21/07/2008 147.00 19,000 16,615 15,929 22,412
14/08/2008 120.00 18,000 16,490 12,906 18,632
27/08/2008 110.00 17,000 16,610 11,916 17,395
17/10/2008 74.00 16,000 16,585 8,004 12,506
18/10/2008 73.30 15,500 16,632 7,951 12,439
31/10/2008 62.00 15,000 16,855 6,816 11,019
08/11/2008 55.60 14,000 16,930 6,139 10,174

Nhận xét:

  1. Đọc bảng trên tôi không hiểu là vì sao trước đây (trước khoảng đầu năm 2008) nhà nước phải trợ giá xăng dầu? Từ 07/05/2007 về trước dường như giá xăng thực tế và giá theo tính toán của tôi không có chênh lệch mấy. Chú ý là trong thời gian trên tôi vẫn tính luôn khoảng 1000 VND bỏ ngân sách cho mỗi lít xăng.
  2. Từ 08/2007 giá xăng tăng và đến 11/2007 thì vượt ngưỡng $100/thùng. Giá xăng bắt đầu được thả nổi từ đầu năm 2008. Khoảng thời gian từ 16/08/2007 đến 27/08/2008 trông có vẻ như các doanh nghiệp đang phải “chịu lỗ” để ta có xăng xài, nhưng không phải. Tính toán trên đã tính dôi ra vì thực tế giai đoạn trên doanh nghiệp không phải nộp thuế và tiền ngân sách. Khoảng thời gian này người dân trả đủ toàn bộ chi phí.
  3. Từ tháng 10/2008, giá xăng bắt đầu giảm mạnh vì ảnh hưởng từ đại suy thoái kinh tế thế giới. Khoảng thời gian này rõ ràng doanh nghiệp lời quá to.

Tôi nhác lục lọi quá, bạn nào biết thì bày giùm. Cập nhật: (09/11/2008)

  1. Bên vnexpress có cái biểu đồ này rất hay: tương quan giá xăng bán trong nước và giá nhập khẩu. Hai đường màu trắng và đen do tôi tự vẽ thêm vào.

    Giá xăng thực tế và giá nhập khẩu
    Giá xăng thực tế và giá nhập khẩu
  2. Đến ngày 07/12 giá xăng chỉ còn 40 USD/thùng. Đọc bài cập nhật 2 tại đây.

Công dân hạt BÉT

Nguồn: Linh’s Somewhere land.

Chúng ta vẫn tự hào là người Việt thông minh, cần cù, hiếu học. Nhưng tại sao thông minh, cần cù, hiếu học như thế mà chúng ta lại kém hơn phần lớn nhân loại về mọi mặt, và ít tự do về mặt tinh thần hơn tuyệt đại đa số nhân loại? […] 1000 năm trước, chúng ta đã áp dụng cách tuyển chọn người tài lãnh đạo đất nước qua con đường học vấn, đã có trường Quốc tử giám, trong khi ở phương Tây cùng thời gian, các vua chúa, quý tộc đều thất học.

[…]Gần hơn, 60 năm trước, 80% nhân loại cũng nghèo khổ, bần cùng, dốt nát như chúng ta. Nhưng trong 60 năm vừa qua đó, hầu hết trong số 80% trên đều đã vượt chúng ta và Việt Nam rớt lại trên con tàu phát triển, trong khi vẫn ảo tưởng rằng mình là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, của tiến bộ xã hội và dân chủ, của tư tưởng vô địch không thể nào sai. Nghịch lý thay, chính cái lúc chúng ta tưởng mình đang ở “đỉnh cao muôn trượng”, ở đỉnh cao của trí tuệ loài người ấy, thực ra chúng ta lại đang ở dưới đáy và đang tụt xuống ngày càng sâu xuống vực. Để rồi 50 sau, tới cuối thế kỷ 20 mới ngỡ ngàng nhận ra mình đang về bét, nằm trong số 10% nhân loại nghèo khổ nhất, trong số 5% nhân loại mất tự do nhất. 50 năm cũng là 2 thế hệ, và còn ít hơn tuổi thọ trung bình của một người. Cũng trong hai thế hệ ấy, người Hàn Quốc, người Đài Loan đã kịp leo lên tới gần đỉnh trong lúc chúng ta rơi xuống đáy.

Continue reading Công dân hạt BÉT

Lãng phí điện — hay Ngược chiều Thế giới [3]

G.S. Phạm Duy Hiển có bài bên Vietnamnet về việc tăng giá và lãng phí điện bắt nguồn từ sai lầm từ các chính sách phát triển vĩ mô của Việt Nam. Bài viết giống như là mở rộng phần 2 của loạt bài Ngược chiều thế giới (đọc tại đây: phần 1, phần 2) — càng đọc càng thấy xu hướng lạc hậu và ngược đời của ta.

Đọc bài này thấy có mấy inconvenient truth:

  • Giá điện sắp tăng (2009).
  • Việt Nam là nước phí phạm điện vào loại top trên thế giới.
    Cùng tiêu thụ 1 kWh, chúng ta chỉ làm ra 0,87 USD, trong khi người láng giềng Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), người Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Chưa kể các nước tiên tiến, họ còn làm ra 3-5 USD.
  • Bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư không hợp lý làm cho giá điện đội lên và ta phải móc túi trả thêm tiền.
  • Ngược lại, nếu đầu tư hợp lý:
    Chẳng những nhà nước sẽ không phải lấy tiền đóng thuế của dân để đầu tư phí phạm vào hệ thống điện, mà người dân cũng sẽ trả tiền điện ít hơn. Nhà nước lại có thêm tiền để khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thứ của trời cho không hề cạn kiệt, mà lại rất thân thiện với môi trường.
  • Chạy theo GDP đơn thuần mà không chú ý đến các tiêu chí này [hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng] là phát triển một chiều, rất tai hại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu. Chỉ có một thiểu số nào đó được hưởng lợi.
  • Vậy điện mất đi đâu?
    Chúng ta đang dùng những thiết bị gia dụng giống như người Phi, người Thái, mà đất nước họ sử dụng điện hiệu quả hơn hẳn ta, vậy tôi và bạn không phải là thủ phạm trong chuyện này. EVN và Bộ Kế hoạch – Đầu tư phải biết ai là thủ phạm.
  • Tương lai không thể là bản sao quá khứ. (Đọc rồi sẽ hiểu.)

Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính

Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5027/index.aspx

Nếu thiếu triết lý giáo dục thì mỗi trường phải khác nhau và có chất lượng khác nhau. Sự phổ biến của những giá trị thấp trong nền giáo dục VN thể hiện rằng chúng ta có một triết lý giáo dục và triết lý ấy sai. Từ đó, nền giáo dục VN mang căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính tới cho con người – Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt nói.
Continue reading Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính