Bên VietNamNet đang đăng loạt bài của tác giả Bùi Văn về vấn đề tiêu dùng nhiên liệu của Việt Nam. Bài đầu tiên — Tiêu dùng nhiên liệu Việt Nam đi ngược chiều thế giới — nhận được nhiều ủng hộ và phản hồi tích cực từ đông đảo bạn đọc.
Trong bối cảnh Trái Đất nóng lên và giá xăng dầu leo thang hiện nay, việc sử dụng năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Theo phân tích của tác giả thì, đáng buồn thay, xu hướng tiêu dùng này của Việt Nam đang đi ngược lại những nỗ lực đó. Điển hình là các phương tiện giao thông hiện hành ở Việt Nam, cả xe gắn máy và xe ô tô, đều thuộc loại (công suất) lớn và có xu hướng ngày càng lớn thêm. Chính sách của nhà nước và cả mong muốn của người dân cũng cổ vũ cho cuộc đua công suất và ô nhiễm môi trường do các phương tiện này gây ra.
Bài viết đáng để mọi người tiêu dùng cũng như những nhà hoạch định chính sách lưu tâm.
Chúng ta cùng đợi kỳ tiếp theo loạt bài ngược chiều thế giới này với tiêu đề hứa hẹn: Cung cấp năng lượng đi ngược chiều thế giới.
Các bạn đọc bài báo từ link trên hoặc dưới đây.
Tag Archives: nhà nước
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn
“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn — mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc” là một câu nói nổi tiếng và được trích dẫn nhiều. Thế nhưng Milton Friedman trong quyển Capitalism and Freedom đã viết những lời mở đầu chỉ ra những điểm “phản danh ngôn” của câu nói này. Tôi lược đăng một đoạn lên đây. Tất cả chú thích là do tôi thêm vào. (Biết qua blog KHMT, một lần nữa!)
Trong đoạn văn được trích dẫn nhiều nhất từ bài diễn văn nhận chức của mình, Tổng Thống Kennedy đã nói, “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn — mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc.”[1] Với tâm thức thời đại ngày nay,[2] người ta thường tranh cãi về xuất xứ câu nói này hơn là nội dung của nó. Không có vế nào của câu nói thể hiện mối quan hệ giữa nhân dân và đất nước phù hợp với tư tưởng về con người tự do trong xã hội tự do. Continue reading Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn