Tag Archives: năng lượng

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Continue reading Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Project Earth

Bản dịch của bài giới thiệu serie chương trình Project Earth của kênh Discovery

Nguồn: Discovery: Project Earth

Bao phủ Greenland

Tiến sĩ Jason Box, một tiếng sĩ về sông băng (glaciologist) của Đại học bang Ohio, muốn ngăn chặn sự tan ra của các núi băng bằng cách phủ các tấm “chăn” có tác dụng phản xạ các tia sáng của mặt trời lên chúng . Ông tin rằng thứ vật liệu đặc biệt mà ông chọn đủ khả năng để tồn tại trong điều kiện của Bắc Cực, nhưng thực sự thì vật liệu đó bền đến mức nào? Đội của ông thực hiện các chuyến bay để mô phỏng một phần kiểu thời tiết tệ hại nhất mà con người từng biết ở Bắc Cực: cuồn phong kết hợp với bão tuyết (a hurricane-force ice storm). Sau khi kiểm tra, họ chọn một diện tích 10,000 dặm vuông, phủ tấm chăn hóa học trên mặt đất đầy tuyết của Greenland. Liệu tấm “chăn ” sẽ thực sự phản xạ lại ánh sáng mặt trời và ngăn chặn được gió?

Những khu rừng mưa

Sau sự tàn phá của 2 cơn cuồn phong Katrina và Rita, hàng ngàn mẫu Anh rừng ngập mặn của Vịnh Coast đã bị tàn phá trơ trụi. Những đường cắt lớn trên đất liền đã đưa ra một bằng chứng hoàn hảo trên mặt đất cho nhà khoa học Mark Hodges. Hodges tin rằng ông đã khám phá ra một cách để khôi phục lại một diện tích lớn các cánh rừng trên Trái đất từ trên không . Ý tưởng ông là gì? Đó là sử dụng một máy bay để thả hàng chục ngàn các hộp nhỏ, mỗi cái chứa một loại cây giống. Những người thực hiện công việc sẽ đưa ra một loạt các bài kiểm tra để xác định loại máy bay, các thức phân phối, thiết kế loại hộp và cây có thể (không thể) tự mọc được ở những nơi nào.
Continue reading Project Earth

Lãng phí điện — hay Ngược chiều Thế giới [3]

G.S. Phạm Duy Hiển có bài bên Vietnamnet về việc tăng giá và lãng phí điện bắt nguồn từ sai lầm từ các chính sách phát triển vĩ mô của Việt Nam. Bài viết giống như là mở rộng phần 2 của loạt bài Ngược chiều thế giới (đọc tại đây: phần 1, phần 2) — càng đọc càng thấy xu hướng lạc hậu và ngược đời của ta.

Đọc bài này thấy có mấy inconvenient truth:

  • Giá điện sắp tăng (2009).
  • Việt Nam là nước phí phạm điện vào loại top trên thế giới.
    Cùng tiêu thụ 1 kWh, chúng ta chỉ làm ra 0,87 USD, trong khi người láng giềng Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), người Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Chưa kể các nước tiên tiến, họ còn làm ra 3-5 USD.
  • Bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư không hợp lý làm cho giá điện đội lên và ta phải móc túi trả thêm tiền.
  • Ngược lại, nếu đầu tư hợp lý:
    Chẳng những nhà nước sẽ không phải lấy tiền đóng thuế của dân để đầu tư phí phạm vào hệ thống điện, mà người dân cũng sẽ trả tiền điện ít hơn. Nhà nước lại có thêm tiền để khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thứ của trời cho không hề cạn kiệt, mà lại rất thân thiện với môi trường.
  • Chạy theo GDP đơn thuần mà không chú ý đến các tiêu chí này [hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng] là phát triển một chiều, rất tai hại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu. Chỉ có một thiểu số nào đó được hưởng lợi.
  • Vậy điện mất đi đâu?
    Chúng ta đang dùng những thiết bị gia dụng giống như người Phi, người Thái, mà đất nước họ sử dụng điện hiệu quả hơn hẳn ta, vậy tôi và bạn không phải là thủ phạm trong chuyện này. EVN và Bộ Kế hoạch – Đầu tư phải biết ai là thủ phạm.
  • Tương lai không thể là bản sao quá khứ. (Đọc rồi sẽ hiểu.)

Giải phóng nhân loại khỏi dầu và khí đốt

Bài của tác giả Lê Diễn Đức đăng trên talawas về một viễn cảnh sử dụng năng lượng tươi sáng hơn nhờ những thành tựu công nghệ mới. Ai không vô được thì đọc luôn bên dưới.


Lê Diễn Đức

Giải phóng nhân loại khỏi dầu và khí đốt

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, dầu mỏ và khí đốt luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tiêu cực hoặc tích cực lên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Continue reading Giải phóng nhân loại khỏi dầu và khí đốt

10 triệu USD cho ý tưởng thay đổi thế giới

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 10, google đang phát động chiến dịch 10 mũ 100 — đó là số người mà chiến dịch hy vọng có thể giúp đỡ. (Vâng, tôi biết rằng chỉ có 6 x 10 mũ 9 người trên Trái Đất, nhưng hãy giúp đỡ nhiều người nhất mà bạn có thể!)

Nếu bạn có bất kỳ ý tưởng nào có khả năng “thay đổi cả thế giới bằng cách trợ giúp càng nhiều người càng tốt” — hãy liên hệ ngay với google để nhận 10 triệu đô và thực hiện ý tưởng đó! Các ý tưởng có thể lớn nhỏ bất kỳ, bạn không cần phải biết chi tiết về kỹ thuật, và cũng không giới hạn trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Trong 7 categories mà google đưa ra, có đến 3 categories ít nhiều liên quan đến các giải pháp môi trường: Community, Energy và Environment. Deadline là ngày 20 tháng Mười. C’mon!

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=NgSRwOZtDQ8]

Chi tiết, theo Tuổi Trẻ:

“Gã khổng lồ tìm kiếm” Google vừa tuyên bố sẽ tặng thưởng 10 triệu USD cho bất kỳ ý tưởng nào có thể “thay đổi cả thế giới này bằng cách trợ giúp càng nhiều người càng tốt”. Ý tưởng của người dùng có thể thuộc bất kỳ lĩnh vực nào.

Các ý tưởng sẽ được chọn lựa theo 5 tiêu chí chủ yếu sau đây: “Reach” (Tầm ảnh hưởng), “Depth” (Tác động sâu rộng), “Attainability” (Dễ triển khai), “Efficiency” (Hiệu quả) và “Longevity (Có sức sống lâu dài).

Google khẳng định tất cả các ý tưởng dù lớn hay nhỏ, dù có liên hệ với công nghệ thông tin hay không… đều có thể tham dự cuộc thi, miễn là nó phải có những tác động tích cực đối với thế giới này. Continue reading 10 triệu USD cho ý tưởng thay đổi thế giới

Ngược chiều thế giới [2]

Tiếp theo kỳ trước: Ngược chiều thế giới [1]: Tiêu dùng nhiên liệu Việt Nam đi ngược chiều thế giới

Nhiệt Huyết: Còn nhớ lần trước chúng ta đã điểm qua xu hướng ngược chiều thế giới thứ nhất của Việt Nam: tiêu xài năng lượng xa xỉ, chạy đua xe cộ to công suất lớn, gây ô nhiễm cao hơn không phải trả giá mà còn được trợ giá nhiều hơn v.v. Lần này chúng ta tiếp tục loạt bài thú vị này của tác giả Bùi Văn. Bài này đi vào xu hướng cung cấp năng lượng ngược chiều thế giới của ta, mà chủ yếu liên quan đến việc sản xuất thủy điện tràn lan, thời vụ.

Nguồn: Vietnamnet Continue reading Ngược chiều thế giới [2]