Điểm báo

Và hôm nay là…

  • Nếu dùng phương tiện công cộng, Sài Gòn sẽ tiết kiệm 80 tỉ đồng một ngày!
    Vậy nên Chủ Tịch UBND TP đang kêu gọi người dân Sài Gòn chuyển sang dùng xe bus. Vậy thì thiết nghĩ cán bộ công nhân viên chức nên là những người đầu tiên thực hiện điều này. (Số lượng cán bộ công nhân viên dùng xe cá nhân đi làm là không nhỏ.) So với các dân tộc khác, người Việt chắc cũng không phải là có hứng thú đặc biệt với xe máy. Hiện nay người dân không mặn mà với phương tiện công cộng hẳn nhiên là do các phương tiện này bất tiện hơn nhiều so với xe máy/xe con — An Inconvenient Truth! Giả sử ngày mai mạng lưới tàu điện ngầm/xe bus ở thành phố bạn sống bỗng nhiên hình thành và vận hành trơn tru, bạn có còn quan tâm đến việc che mặt trùm mũ chạy xe máy ra đường?
    Đọc bài báo này còn có một số facts đáng lưu tâm:

    — Trung bình cứ 4 hộ gia đình có 1 ôtô, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 5 lít xăng; và một nhà sử dụng 3 xe gắn máy với mỗi xe 1 lít xăng. (Cứ mỗi lít xăng được đốt thải vào không khí 2,4kg CO2.)
    Một xe gắn máy ô nhiễm bằng 4 lần xe hơi.

  • Nhân Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008: Tọa sơn quan hổ đấu: Mỹ – Trung ai sẽ thắng ở Olympics?
  • Lũ tràn về miền Bắc làm hơn 100 người thiệt mạng. Tại sao ở nước ta cứ có lũ là có thiệt hại vô vàn về người?
  • Gần đây rộ lên vụ tin đồn xăng tăng giá làm nhiều người đổ xô đi mua xăng. Nhà nước ráo riết truy tìm thủ phạm tung tin đồn. Nhưng truy tìm người tung tin tăng giá xăng để làm gì? khi mà:

    “Bình tĩnh mà xét lại, thì trong sâu xa, một hay một vài cá nhân có uy quyền gì mà vì một câu nói có thể khiến cả hàng trăm người dân, cả chính quyền phải “một phen” như thế?
    Đám đông vốn hành xử theo cơ chế tự vệ. Họ không có đủ thông tin phủ nhận những tin đồn thất thiệt, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhạy cảm hiện nay. Dễ hiểu là khi không thể kiểm chứng, thiếu chỗ dựa tin cậy, họ sẽ phản ứng tự vệ như đã xảy ra.”

  • Cùng bài trên, người nông dân lại “trông cho chân cứng đá mềm”:

    Ở một nước nông nghiệp, nhưng người nông dân luôn dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển kinh tế. Công nghiệp hóa hiện đại hóa – tưởng là nông dân sẽ được thừa hưởng chút thành quả công nghệ, tính bấp bênh mùa vụ được giảm bớt. Nhưng vẫn như ngàn năm nay, họ chỉ biết “trông trời trông đất trông mây/ trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ trông cho chân cứng đá mềm”.
    “Trông” mãi, rồi đến vụ vẫn nước mắt ngắn dài, nhìn vải được mùa mà khóc, hàng tấn cá tra không biết bán đi đâu, đìa tôm, ruộng lúa bội thu nhưng không bán được, hoặc không được bán… nghèo vẫn hoàn nghèo.

Ngược chiều thế giới

Bên VietNamNet đang đăng loạt bài của tác giả Bùi Văn về vấn đề tiêu dùng nhiên liệu của Việt Nam. Bài đầu tiên — Tiêu dùng nhiên liệu Việt Nam đi ngược chiều thế giới — nhận được nhiều ủng hộ và phản hồi tích cực từ đông đảo bạn đọc.

Trong bối cảnh Trái Đất nóng lên và giá xăng dầu leo thang hiện nay, việc sử dụng năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Theo phân tích của tác giả thì, đáng buồn thay, xu hướng tiêu dùng này của Việt Nam đang đi ngược lại những nỗ lực đó. Điển hình là các phương tiện giao thông hiện hành ở Việt Nam, cả xe gắn máy và xe ô tô, đều thuộc loại (công suất) lớn và có xu hướng ngày càng lớn thêm. Chính sách của nhà nước và cả mong muốn của người dân cũng cổ vũ cho cuộc đua công suất và ô nhiễm môi trường do các phương tiện này gây ra.

Bài viết đáng để mọi người tiêu dùng cũng như những nhà hoạch định chính sách lưu tâm.

Chúng ta cùng đợi kỳ tiếp theo loạt bài ngược chiều thế giới này với tiêu đề hứa hẹn: Cung cấp năng lượng đi ngược chiều thế giới.

Các bạn đọc bài báo từ link trên hoặc dưới đây.

Continue reading Ngược chiều thế giới

50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu

Nguồn: http://globalwarming-facts.info/50-tips.html

(Những đoạn in nghiêng là do tôi thêm vào.)

Trái Đất nóng lên là một vấn đề nghiêm trọng và cấp bách. Chúng ta không thể chờ đến khi chính phủ tìm ra giải pháp: mỗi cá nhân có thể góp phần quan trọng để giải quyết vấn đề này bằng cách thay đổi lối sống của mình: bắt đầu từ những việc đơn giản thường ngày. Đây là cách thích hợp nhất để cứu lấy Trái Đất trước khi quá muộn.

Sau đây là danh sách 50 điều đơn giản mà BẠN có thể làm để chống lại và ngăn chặn hiện tượng Nóng Lên Toàn Cầu: phần lớn những điều này không tốn kém gì, vài điều khác đòi hỏi bạn phải có quyết tâm và đầu tư — nhưng xét về lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền!

Bạn có thể xem 50 điều này qua video:

[youtube=http://youtube.com/watch?v=WUIUDa_aVZ0]

Video do DeepDigitalFilms làm

Và đây là 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng Nóng Lên Toàn Cầu:

  1. Bóng đèn: thay bóng đèn dây tóc bình thường trong nhà bạn bằng các bóng đèn huỳnh quang compact (compact fluorescent light — CFL)
    Đèn compact dùng ít hơn 60% năng lượng so với đèn dây tóc. Việc chuyển đổi đơn giản qua loại đèn này sẽ giúp bạn giảm 140kg CO2 một năm. (Không phải là bạn sẽ giảm cân mà là khí quyển sẽ bớt đi 140kg CO2 mà đáng ra bị bạn chất vào.)
  2. Điều hòa nhiệt độ: sử dụng chế độ tiết kiệm
    Chế độ tiết kiệm sẽ tự động tăng nhiệt độ về đêm và tắt máy khi nhiệt độ bên ngoài mát hơn trong phòng. Bạn sẽ giảm được cả triệu đồng hóa đơn tiền điện một năm.
  3. Điều hòa nhiệt độ: tăng thêm 2 độ vào mùa hè và giảm bớt 2 độ vào mùa đông
    Khoảng một nửa lượng điện cả nhà dùng là để máy điều hòa sưởi ấm hay làm mát. Bạn có thể tiết kiệm gần 1 tấn CO2 một năm khi điều chỉnh thêm 2 độ. (Thực tế, cả nhà tôi hoàn toàn thoải mái với máy điều hòa chạy ở mức 30 độ C trong mùa hè này — bí quyết là cách ly căn phòng của bạn thật tốt.)
  4. Điều hòa nhiệt độ: lau chùi sạch sẽ hoặc thay tấm lọc mới
    Lau sạch tấm lọc bám bẩn có thể tiết kiệm đến 160kg CO2 một năm.
  5. Đồ dùng điện: hãy chọn mua các đồ dùng tiết kiệm điện khi mua sắm
    Hãy mua các sản phẩm được chứng nhận là tiết kiệm điện. Ví dụ như tìm kiếm biểu tượng Energy Star trên các sản phẩm điện và chọn thiết bị kinh tế nhất.
  6. TV, máy tính, đồ điện: đừng để máy ở chế độ standby
    Standby là chế độ chờ của các thiết bị như TV hay màn hình máy tính — trong đó thiết bị chỉ tạm thời “ngủ” và vẫn trong trạng thái chờ, bạn có thể thấy đèn báo standby vẫn sáng.
    Hãy sử dụng chức năng bật/tắt ở ngay trên máy. Nếu bạn bật TV 3 giờ một ngày và 21 giờ còn lại ở chế độ standby thì có đến 40% điện năng TV tiêu thụ là bởi standby. Continue reading 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu

Tiết kiệm để hào phóng [2]

Tiếp theo phần 1, Nhiệt Huyết xin đăng tiếp bài của anh Nguyễn Thành Long về Tiết Kiệm. Đây cũng là phần cuối của bài viết này.

2. Tiết kiệm Thời gian:

Có rất nhiều mô tả về sự quý giá của thời gian như: “Thời gian là tiền bạc”, “Thời gian là vàng bạc”,… nhưng nếu tiền hay vàng bạc có thể mua được thời gian thì chắc các tỷ phú đều bất tử cả. Vấn đề là không ai có thể mua được thời gian, do vậy giá trị của thời gian lớn hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn biết giá trị của 1 phút, hãy hỏi người vừa trễ chuyến bay. Nếu bạn muốn biết giá trị của 1 giây hãy hỏi người vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nếu bạn muốn biết giá trị ccủa 1 phần nghìn giây, hãy hỏi vận động viên vừa vuột mất tấm huy chương vàng.

Như vậy, theo tôi, không thể nào so sánh giá trị của thời gian với tiền bạc hay vàng được mà “thời gian chỉ có thể là vô giá”.
Continue reading Tiết kiệm để hào phóng [2]

Thơ thời bão giá

Thơ lưu truyền trong dân gian thời bão giá.

Tôi lại đạp xe đèo em đến lớp
Xích lô đi về trong lễ đón dâu
Chị tôi chạy bộ ra siêu thị mua rau
Và công an nghỉ hưu vì ko ai vượt đèn đỏ
Mũ bảo hiểm bỗng nhiên vứt xó
Chó chạy tung tăng trên phố với ông già
Mẹ tôi rồ xe đạp điện ra ga
Cu hàng xóm trượt patanh di mua rượu
Ôi cuộc sống thời tiết kiệm nhiên liệu
Mới bình dị và thơ mộng biết bao

Tiết kiệm để hào phóng [1]

Kỳ này Nhiệt Huyết xin giới thiệu với các bạn bài viết của anh Nguyễn Thành Long, một bạn đọc đã tham gia Nhiệt Huyết từ lâu. Anh hiện đang là sinh viên và tham gia nhiệt tình các hoạt động vì môi trường. Tuy nhiên, bài viết này không mang chủ đề môi trường — mà là Tiết kiệm. Đọc và hiểu thêm về tiết kiệm — và tại sao mà tiết kiệm lại là hào phóng — có thể sẽ mang đến cho bạn những điều mới mẻ và có ích. Hiểu về tiết kiệm trong cuộc sống nói chung cũng góp phần trả lời câu hỏi: vì sao chúng ta cần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

I. Thế nào là tiết kiệm?
Nếu bạn có 1 triệu đồng trong tay, bạn sẽ làm gì?

Hầu hết mọi người sẽ bắt đầu nghĩ đến những thứ mà họ muốn nếu có chừng ấy tiền. Sau đó bạn sẽ bắt đầu ngập chìm trong các sự lựa chọn khác nhau và cái nào cũng có vẻ đầy hấp dẫn. Vậy bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Liệu bạn có thể chọn được điều có ích nhất cho mình? Lời khuyên là hãy lựa chọn điều giúp bạn có thể tiết kiệm được tối đa tiền bạc nhưng vẫn đem lại cho bạn lợi ích lớn nhất.

Như vậy, tiết kiệm là khi bạn đứng trước nhiều sự lựa chọn và điều bạn chọn mang lại cho bạn lợi ích lớn hơn các điều còn lại, thì bạn đã giữ lại được rất nhiều nguồn lực của bản thân. Và như vậy bạn sẽ có thể dùng những thứ bạn đã tiết kiệm được vào việc khác có ích hơn. Hãy phân biệt tiết kiệm với keo kiệt, keo kiệt thường mang lại những điều có hại cho bạn hơn là có lợi.

Tại sao tiết kiệm lại là hào phóng? Khi điều bạn chọn đem lại nhiều lợi ích cho bạn thì dĩ nhiên bạn đang hết sức hào phóng với chính bản thân mình và ngoài ra nó có thể đem lại lợi ích cho nhiều người khác nữa. Continue reading Tiết kiệm để hào phóng [1]

Dự án môi trường