Chuyên mục lưu trữ: Chiến dịch Môi Trường

Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Theo VNExpress:

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu do WWF tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Mọi cá nhân và tổ chức tại Việt Nam đều có thể tham gia bằng nhiều hình thức đơn giản như tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết hoặc tài trợ cho chiến dịch để chung tay chống biến đổi khí hậu.

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF
Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF.

Tiếp tục đọc Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất

Nguồn: VnExpress

Đúng 20h30′ ngày 28/3 tới, nhiều người trên khắp Việt Nam lần đầu tiên được kêu gọi tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ nhân sự kiện Giờ Trái đất 2009 của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), ủng hộ những nỗ lực chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Chiến dịch Giờ Trái đất (Earthhour) kêu gọi tắt điện trong 60 phút. Ảnh: SMH.

Chương trình Giờ Trái đất đang tiếp tục phát đi thông điệp về tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng trên khắp Việt Nam, nhằm kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội. Những doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực đóng góp vào Giờ Trái đất và sẽ tắt đèn của họ vào đêm diễn ra sự kiện này.

Nhiều người trên khắp Việt Nam cũng sẽ cùng nhau thắp lên những ngọn nến, ủng hộ sáng kiến toàn cầu nói trên với mục tiêu nâng cao nhận thức về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Sáng kiến tắt đèn được thực hiện lần đầu tại Sydney năm 2007 như một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng của WWF. Sau đó sự kiện này phát triển mạnh trong hai năm qua và hiện có 74 thành phố đã sẵn sàng tham gia chiến dịch cho năm 2009. Một số thành phố đã cam kết tham gia bao gồm Los Angeles, Las Vegas, London, Hongkong, Sydney, Rome, Manila, Oslo, Cape Town, Warsaw, Lisbon, Singapore, Istanbul, Mexico City, Toronto, Dubai, Matxcơva và Copenhaghen.

Ước tính có khoảng 50 đến 100 triệu người trên toàn thế giới đã tắt đèn trong chiến dịch Giờ Trái đất năm 2008. Nhiều công trình biểu tượng trên khắp thế giới như Cầu Cổng vàng San Francisco, Đấu trường La Mã Rome, biển quảng cáo Coca Cola tại Quảng trường Thời đại New York và Khách sạn Jumeirah Dubai đã chìm trong bóng tối trong vòng một giờ.

Trong năm 2009, Giờ Trái đất dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của 1 tỷ người trên khắp thế giới, tại hơn 1.000 thành phố. Việt Nam được kêu gọi cùng tham gia sự kiện này bằng cách tắt các bóng đèn vào lúc 8h30 tối thứ bảy ngày 28/3, nhằm chứng tỏ rằng một hành động với sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới nhằm chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu là hoàn toàn có thể.

Đăng ký tham gia sự kiện môi trường lớn nhất hành tinh này tại địa chỉ www.earthhour.org.

Những con sóng dữ

Bài viết được dịch từ báo Guardian

Theo một nghiên cứu gần đây, Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng lên, trong khi các nước giàu đang được kêu gọi để di dời những cư dân của họ hiện sống trong vùng nguy hiểm.

Đất nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất bởi sự gia tăng đều đặn của mực nước biển? Đất nước nào sẽ phải lâm vào tình cảnh: 10% dân số phải di cư, sức mạnh kinh tế giảm đi 10%, 10% thành phố và thị xã sẽ chìm dưới nước cho đến cuối thế kỷ này? Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên, là Việt Nam, được Ngân hàng thế giới đánh giá là đất nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do sự xâm lấn của nước biển, hậu quả do nóng lên toàn cầu tạo ra.
Ngân hàng này cho rằng chỉ cần mực nước biển dâng lên 1 mét sẽ gây ra ngập lụt hơn 7% diện tích đất nông nghiệp và sẽ khiến cho gần 30% của vùng đầm lầy bị chìm. Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn thế: sự tăng lên 1 mét chỉ là mức ước lượng dè dặt cho đến năm 2100. Nhiều chuyên gia môi trường, bao gồm cả Jim Hansen, Giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA, còn chỉ ra rằng mức tăng đó phải đạt ít nhất là vài mét.
Mức tăng một mét là đã đủ để gây ra sự hỗn loạn. Trong một nghiên cứu được xuất bản gần đây trên tạp chí Climate Change, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo rằng chỉ với mức tăng đó đã gây nên hậu quả trên khoảng 0.3% diện tích lãnh thổ – khoảng 194.000 km vuông của 84 quốc gia đang phát triển. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó gây ra ảnh hưởng lên khoảng 56 triệu người. Cư dân ven biển ở những nước nghèo thường làm kinh tế tốt hơn, vì vậy điều này còn có thể gây ra tác động lên GDP – vào khoảng 1.3%.
Tiếp tục đọc Những con sóng dữ

Obama says to Repower America

Các bạn Mỹ đang tiến đến gần hơn với mục tiêu 100% điện năng xanh trong 10 năm tới. Thư mới nhận được từ The We Campain:

Dear Nhiet Huyet,

On Tuesday something great happened. Our Chairman Al Gore met with President-elect Obama to talk about solving the climate crisis. And in his remarks Obama said now is the time to Repower America. You have already had a huge impact. Check out the video here.

President-elect Obama said:

…we have the opportunity now to create jobs all across this country, in all 50 states, to repower America, to redesign how we use energy, to think about how we are increasing efficiency, to make our economy stronger, make us more safe, reduce our dependence on foreign oil, and make us competitive for decades to come, even as we’re saving the planet.

This is fantastic progress. Thanks to you our agenda is front-of-mind for the new leadership. But much remains to be done. And we need your help. Will you make a contribution today to help Repower America and make sure this momentum continues? It’s easy. Just click here.

We know the oil and coal industries will invest a lot to protect the status quo. They’ll lobby. They’ll advertise. They’ll scaremonger. Which is why we need your help to make sure the Repower America vision for clean energy, a prosperous economy, and a safe climate is heard — in Washington and across the nation.

The We Campaign is more than 2 million people strong. If each We member could give $25 today, we would have the resources to go head-to-head with the special interests trying to block progress. Click here to make your secure, tax-deductible donation today. We need your help to Repower America.

Thanks,

Cathy Zoi
CEO
RepowerAmerica.org

Một cuộc cách mạng bình nước

Đây là một phần của loạt bài về cuộc khủng hoảng nước trên toàn thế giới.manwalkingonwater

Tôi nhớ Khổng Tử từng nói: “Hãy dùng bình nước tái chế diệt khuẩn (Clean Hydration Bottle)!”

Các bạn ở Stanford và nhiều nơi khác (có cả người Việt) đang có một chiến dịch rất hay và đơn giản nhắm tới một cuộc cách mạng về bình nước. Trước nay ta vẫn thường dùng nước đóng chai xài xong là bỏ — nếu vất đi thì ô nhiễm vô cùng, mà giữ lại để bỏ nước lần sau thì có nguy cơ về vệ sinh, vi khuẩn.

Bởi vậy nên tốt nhất là dùng một bình nước diệt khuẩn Clean Hydration Bottle. Bạn xem clip dưới là hiểu:

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=zms0yHs3Hps]

Chiến dịch của các bạn không chỉ kêu gọi các trường học và công sở dùng bình nước loại này, mà còn dán các nhãn cảnh báo lên các bình nước đóng chai để mỗi lần nhìn thấy một chai nước rơi rớt đâu đó, bạn có thể đọc được thông điệp của nó. Rất hay và đơn giản.

Và bạn chắn chắn sẽ thích điểm này: họ cung cấp các chai Clean Hydration Bottle xinh xắn miễn phí.


Ảnh từ Clean Hydration.

Bạn có thể đăng ký tại đây.