All posts by Hoàng

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Continue reading Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Khát!

Đây là một phần của loạt bài về cuộc khủng hoảng nước trên toàn thế giới.manwalkingonwater

Hôm nay tôi vô tình gặp slideshow công phu này bên trang Future Own. Nhân Nhiệt Huyết đang có loạt bài về khủng hoảng nguồn nước, tôi rất hân hạnh giới thiệu slideshow này với các bạn. Tôi cũng muốn giới thiệu Quỹ Sỡ Hữu Tương Lai Future Own với tất cả mọi người, quả là một trang tuyệt vời.

Để xem slide bạn vào đây hoặc Continue reading Khát!

Một cuộc cách mạng bình nước

Đây là một phần của loạt bài về cuộc khủng hoảng nước trên toàn thế giới.manwalkingonwater

Tôi nhớ Khổng Tử từng nói: “Hãy dùng bình nước tái chế diệt khuẩn (Clean Hydration Bottle)!”

Các bạn ở Stanford và nhiều nơi khác (có cả người Việt) đang có một chiến dịch rất hay và đơn giản nhắm tới một cuộc cách mạng về bình nước. Trước nay ta vẫn thường dùng nước đóng chai xài xong là bỏ — nếu vất đi thì ô nhiễm vô cùng, mà giữ lại để bỏ nước lần sau thì có nguy cơ về vệ sinh, vi khuẩn.

Bởi vậy nên tốt nhất là dùng một bình nước diệt khuẩn Clean Hydration Bottle. Bạn xem clip dưới là hiểu:

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=zms0yHs3Hps]

Chiến dịch của các bạn không chỉ kêu gọi các trường học và công sở dùng bình nước loại này, mà còn dán các nhãn cảnh báo lên các bình nước đóng chai để mỗi lần nhìn thấy một chai nước rơi rớt đâu đó, bạn có thể đọc được thông điệp của nó. Rất hay và đơn giản.

Và bạn chắn chắn sẽ thích điểm này: họ cung cấp các chai Clean Hydration Bottle xinh xắn miễn phí.


Ảnh từ Clean Hydration.

Bạn có thể đăng ký tại đây.

Và hôm nay là…

Điểm một số tin ít nhiều liên quan tới môi trường:

  • Loại bóng đèn hình hoa quá thông minh này làm tôi vui cả ngày.
    Vào ban ngày loại đèn này lấy năng lượng từ mặt trời và gió. Khi màn đêm buông xuống, nó chỉ phát ra ánh sáng yếu. Độ sáng tăng lên khi có người hoặc vật đi qua đèn.
  • TGĐ Trung tâm khí tượng: ‘Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm’
    Đọc cả buổi thì ra là với đầu tư kỹ thuật thế nào đi nữa thì dự báo khí tượng ở VN hiện nay cũng chỉ dừng lại ở bước có/không. Tức là dự đoán được ngày mai có mưa hay không (chưa chắc đúng). Bạn nào muốn coi sắp tới có mưa ngập lụt không thì cứ ra nhìn trời nhé.
  • Tạm đóng cửa nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm sông Thị Vải
    Sau một hồi con sông không tên tuổi trở nên nổi tiếng nhờ rác thải, người ta bắt đầu thanh tra và phạt tiền.
    “Trong đợt kiểm tra vừa qua của Thanh tra Bộ Tài nguyên môi trường có 69 doanh nghiệp tại tỉnh đã vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt lên đến 1,439 tỷ đồng.”
  • Công viên xanh này hoạt động nhờ năng lượng mặt trời được lấy qua… những tấm gương.
  • Thành phố càng xanh càng giúp giảm bớt chênh lệnh tuổi thọ giàu nghèo. (aka xóa bỏ bất công, tiến lên XHCN.)
  • Xăng pha cồn có lợi cho động cơ
    Trước thực trạng xăng ethanol giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường và được thế giới sử dụng rộng rãi nhưng lại chưa được cấp phép sử dụng ở Việt Nam, chiều 22/10, các nhà khoa học, nhà sản xuất đã cùng đại diện Hiệp hội taxi Hà Nội… đã có cuộc tọa đàm tại báo Khoa học và Đời sống về việc “Tại sao chưa sử dụng xăng ethanol ở Việt Nam”.
  • Nhân tiện, thế giới đã có cả máy bay năng lượng hydro rồi.

Một vài tin máy tính:

  • Bộ Office 2007 bản gia đình và sinh viên (chỉ gồm word, excel, powerpoint và onenote — nhiều hơn mức cần thiết) vừa được bán ở VN với giá 25 USD/3 license. Tức là $8.4/1 máy, khá rẻ. Bạn nào chưa dùng powerpoint 2007 lần nào thì nên thử, trình diễn rất tuyệt. Theo tôi là đẹp và dễ dùng hơn Impress của OpenOffice.org hay Keynote của Apple.
  • Thu nhập một số CEO máy tính.

Project Earth

Bản dịch của bài giới thiệu serie chương trình Project Earth của kênh Discovery

Nguồn: Discovery: Project Earth

Bao phủ Greenland

Tiến sĩ Jason Box, một tiếng sĩ về sông băng (glaciologist) của Đại học bang Ohio, muốn ngăn chặn sự tan ra của các núi băng bằng cách phủ các tấm “chăn” có tác dụng phản xạ các tia sáng của mặt trời lên chúng . Ông tin rằng thứ vật liệu đặc biệt mà ông chọn đủ khả năng để tồn tại trong điều kiện của Bắc Cực, nhưng thực sự thì vật liệu đó bền đến mức nào? Đội của ông thực hiện các chuyến bay để mô phỏng một phần kiểu thời tiết tệ hại nhất mà con người từng biết ở Bắc Cực: cuồn phong kết hợp với bão tuyết (a hurricane-force ice storm). Sau khi kiểm tra, họ chọn một diện tích 10,000 dặm vuông, phủ tấm chăn hóa học trên mặt đất đầy tuyết của Greenland. Liệu tấm “chăn ” sẽ thực sự phản xạ lại ánh sáng mặt trời và ngăn chặn được gió?

Những khu rừng mưa

Sau sự tàn phá của 2 cơn cuồn phong Katrina và Rita, hàng ngàn mẫu Anh rừng ngập mặn của Vịnh Coast đã bị tàn phá trơ trụi. Những đường cắt lớn trên đất liền đã đưa ra một bằng chứng hoàn hảo trên mặt đất cho nhà khoa học Mark Hodges. Hodges tin rằng ông đã khám phá ra một cách để khôi phục lại một diện tích lớn các cánh rừng trên Trái đất từ trên không . Ý tưởng ông là gì? Đó là sử dụng một máy bay để thả hàng chục ngàn các hộp nhỏ, mỗi cái chứa một loại cây giống. Những người thực hiện công việc sẽ đưa ra một loạt các bài kiểm tra để xác định loại máy bay, các thức phân phối, thiết kế loại hộp và cây có thể (không thể) tự mọc được ở những nơi nào.
Continue reading Project Earth