All posts by Hoàng

Cuộc thi thiết kế poster về rác

Hanoi Arena đang tổ chức cuộc thi thiết kế poster môi trường cho tất cả mọi người.

Hưởng ứng phong trào “công dân xanh” đang lan rộng trên toàn cầu, để “trong sạch môi trường, trong lành cuộc sống” cũng như hướng tới ngày môi trường thế giới 5/6 sắp tới, Hanoi-Arena đã phối hợp cùng báo Hoa học trò 2! tổ chức cuộc thi thiết kế Poster: “Một poster-Một hành tinh xanh” nhằm tạo một sân chơi cho các bạn trẻ yêu thích đồ họa  có thể dùng ý tưởng sáng tạo của mình gửi đến cộng đồng những thông điệp “xanh” về môt trường, đặc biệt là môi trường rác.

Bạn nào quan tâm có thể đọc thông tin chi tiết tại đây.

(Biết qua Xanh (tiểu) blog.)

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất

Nguồn: VnExpress

Đúng 20h30′ ngày 28/3 tới, nhiều người trên khắp Việt Nam lần đầu tiên được kêu gọi tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ nhân sự kiện Giờ Trái đất 2009 của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), ủng hộ những nỗ lực chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Chiến dịch Giờ Trái đất (Earthhour) kêu gọi tắt điện trong 60 phút. Ảnh: SMH.

Chương trình Giờ Trái đất đang tiếp tục phát đi thông điệp về tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng trên khắp Việt Nam, nhằm kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội. Những doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực đóng góp vào Giờ Trái đất và sẽ tắt đèn của họ vào đêm diễn ra sự kiện này.

Nhiều người trên khắp Việt Nam cũng sẽ cùng nhau thắp lên những ngọn nến, ủng hộ sáng kiến toàn cầu nói trên với mục tiêu nâng cao nhận thức về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Sáng kiến tắt đèn được thực hiện lần đầu tại Sydney năm 2007 như một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng của WWF. Sau đó sự kiện này phát triển mạnh trong hai năm qua và hiện có 74 thành phố đã sẵn sàng tham gia chiến dịch cho năm 2009. Một số thành phố đã cam kết tham gia bao gồm Los Angeles, Las Vegas, London, Hongkong, Sydney, Rome, Manila, Oslo, Cape Town, Warsaw, Lisbon, Singapore, Istanbul, Mexico City, Toronto, Dubai, Matxcơva và Copenhaghen.

Ước tính có khoảng 50 đến 100 triệu người trên toàn thế giới đã tắt đèn trong chiến dịch Giờ Trái đất năm 2008. Nhiều công trình biểu tượng trên khắp thế giới như Cầu Cổng vàng San Francisco, Đấu trường La Mã Rome, biển quảng cáo Coca Cola tại Quảng trường Thời đại New York và Khách sạn Jumeirah Dubai đã chìm trong bóng tối trong vòng một giờ.

Trong năm 2009, Giờ Trái đất dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của 1 tỷ người trên khắp thế giới, tại hơn 1.000 thành phố. Việt Nam được kêu gọi cùng tham gia sự kiện này bằng cách tắt các bóng đèn vào lúc 8h30 tối thứ bảy ngày 28/3, nhằm chứng tỏ rằng một hành động với sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới nhằm chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu là hoàn toàn có thể.

Đăng ký tham gia sự kiện môi trường lớn nhất hành tinh này tại địa chỉ www.earthhour.org.

Bão tuyết, cháy rừng

Bóng tối ảm đạm của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu như báo hiệu một năm 2009 không lấy gì làm suôn sẻ. Mới đầu năm, các thiên tai ở khắp nơi trên thế giới cũng trỗi dậy — bắt đầu bằng cơn bão tuyết kỷ lục tại Anh và vừa rồi là hỏa hoạn khủng khiếp tại Úc. Nếu chú ý một chút thì bạn sẽ thấy là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nghịch lý thay, lại đang gây ra nhiều hơn các thảm họa rất tương khắc nhau ở những vùng khác nhau trên Trái Đất. Mưa có thể trút xuống chỗ này nhưng nước lại bị rút cạn ở chỗ khác; nơi này có thể bị nung nóng nhưng nơi khác lại bị đóng băng.

trend-in-annual-precipitation

Trong phim AIT, Al Gore cũng đề cập về hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho nhiệt độ tăng lên và do đó, tăng đáng kể lượng hơi ẩm bốc hơi từ mặt đất và mặt nước. Nhiều hơi ẩm hơi có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn, nhiều bão và lũ lụt hơn. Nhưng đồng thời, nóng lên toàn cầu không chỉ làm tăng lượng hơi ẩm mà còn phân bố lại nó — điều này giống như mưa bị dời từ nơi này để đổ qua nơi khác.

moisture-sucked

Kết quả là các thảm họa tự nhiên ngày càng bất thường và khó lường.

Theo vnexpress:


Đợt bão tuyết dữ dội nhất trong hai thập kỷ hoành hành khắp nước Anh trong suốt tuần qua, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế xứ sương mù, đồng thời khiến hoạt động giao thông đường không, đường sắt và đường bộ bị tê liệt ở nhiều nơi. Ảnh: PA.


Một xe cứu hỏa chạy khỏi rừng quốc gia Bunyip, cách Melbourne khoảng 125 km về phía tây, do các ngọn lửa đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ảnh: AP.