Giá xăng từ 2005–nay [2]

Với tình hình giá xăng hiện nay chỉ còn khoảng 40 đô/thùng (~4250 đồng/lít), và có thể giảm tiếp xuống đến 25 đô/thùng (~2660 đồng/lít), tôi định viết tiếp một bài bổ sung cho bài giá xăng lần trước. Nhưng bên Tuần Việt Nam đã có một bài viết hay về chuyện này rồi nên tôi nghĩ không cần viết nữa, đây chính là bản cập nhật tôi muốn viết.

Nếu tính giá dầu thế giới ở vào ngưỡng 45 USD/thùng, thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước (sau khi đã tính 35% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng, 500 đồng/lít phụ phí và hao hụt, 1.000 đồng/lít trả ngân sách Nhà nước) chưa kể lãi của doanh nghiệp cao nhất cũng chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.

Đó là sự tính toán “xông xênh” nhất, bởi ngay một số nước trong khu vực, từ khi giá dầu thế giới ở ngưỡng trên 50USD/thùng, giá bán lẻ xăng A92 của họ, kể cả lãi của các doanh nghiệp, cũng chỉ là 9.000 đồng/lít.

Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay đang lãi ít nhất 3.000 đồng khi bán mỗi lít xăng. Tức là mức lãi của các doanh nghiệp hiện nay là 25% trên doanh thu- một mức lãi mà ít loại hình kinh doanh nào, và khó có tập đoàn hay doanh nghiệp nào trên thế giới sánh được! Bởi thông thường mức lãi 5% trên doanh thu cũng đã là sự thèm muốn tột cùng của tuyệt đại đa số các doanh nghiệp.

Nguồn: Giá bán lẻ xăng dầu — gánh nặng của người dân!


Tính toán một cách “xông xênh” nhất, giá xăng bình quân khoảng một tháng qua cũng chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít. Như vậy, các doanh nghiệp đang lãi 3.000 đồng trên mỗi lít xăng bán ra và người dân đang phải chịu đựng mức lãi khổng lồ ấy.

Đúng như dự báo, giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục giảm và đang tiệm cận ngưỡng 40USD/thùng. Xu hướng được dự báo là mặt hàng chiến lược này sẽ còn tiếp tục giảm và nhiều khả năng sẽ về ngưỡng 25-30USD/thùng do khủng hoảng kinh tế thế giới ít nhất là còn nặng nề trong năm 2009 tới đây.
Giá xăng trong nước cũng liên tục được điều chỉnh giảm. Nếu tính riêng loại xăng phổ biến nhất trên thị trường là A92 thì từ ngưỡng cao nhất là 19.000 đồng/lít, nay đã về mức 12.000 đồng lít thì cũng đã giảm xấp xỉ 37%.

Tuy nhiên, nếu so với giá dầu thô thế giới từ mức đỉnh cao là trên 147 USD/thùng, nay đã xuống mức 40,81 USD/thùng (ngày 6/12/2008) thì mức giảm vào khoảng trên 72%.

Như vậy, tốc độ giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, nếu đem so với giá dầu thô thế giới thì chỉ cao hơn một nửa mức giảm của giá dầu thô thế giới (37 so với 72%).

Người tiêu dùng trong nước có lẽ cũng đã quá ngán ngẩm với những sự giải thích, chính xác hơn là sự bao biện của nhiều quan chức quản lý nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hiện tượng giá bán lẻ xăng dầu tăng thì rất “kịp thời” còn giảm thì lại vô cùng nhỏ giọt.

Hậu quả là người tiêu dùng đang phải gánh chịu mức giá bán lẻ xăng dầu quá cao.


Xu hướng gia xăng dầu trong năm qua.

Nếu tính giá dầu thế giới ở vào ngưỡng 45 USD/thùng, thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước (sau khi đã tính 35% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng, 500 đồng/lít phụ phí và hao hụt, 1.000 đồng/lít trả ngân sách Nhà nước) chưa kể lãi của doanh nghiệp cao nhất cũng chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.
Đó là sự tính toán “xông xênh” nhất, bởi ngay một số nước trong khu vực, từ khi giá dầu thế giới ở ngưỡng trên 50USD/thùng, giá bán lẻ xăng A92 của họ, kể cả lãi của các doanh nghiệp, cũng chỉ là 9.000 đồng/lít.

Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay đang lãi ít nhất 3.000 đồng khi bán mỗi lít xăng. Tức là mức lãi của các doanh nghiệp hiện nay là 25% trên doanh thu- một mức lãi mà ít loại hình kinh doanh nào, và khó có tập đoàn hay doanh nghiệp nào trên thế giới sánh được! Bởi thông thường mức lãi 5% trên doanh thu cũng đã là sự thèm muốn tột cùng của tuyệt đại đa số các doanh nghiệp.

Trong khi đó, một chuyên gia kinh tế cho rằng, với thị trường khổng lồ hiện nay, nếu như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước, chỉ cần lãi khoảng 200 đồng trên mỗi lít xăng dầu bán ra thì con số lãi cũng đã là khổng lồ.

Đương nhiên, cũng có lúc người dân được hưởng lợi từ sự chịu đựng của Nhà nước khi giá xăng dầu thế giới lên quá cao, ngân sách đã phải bù lỗ. Song, sự hưởng lợi đó chỉ trong một thời gian ngắn và sự chịu đựng, thiệt thòi của người tiêu dùng khi giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh mà giá bán lẻ trong nước cứ đủng đỉnh giảm nhỏ giọt chắc chắn đã cao hơn phần lợi được hưởng trước kia quá nhiều.

Câu chuyện giá bán lẻ xăng dầu trong nước có lẽ là minh chứng khó khăn nhất cho sự chuyển dịch từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Thế nhưng, giá xăng dầu đã được vận hành theo cơ chế thị trường từ 16/9/2008 mà sự lên xuống theo thị trường thế giới của loại hàng hoá quan trọng này dường vẫn khục khặc và phần thiệt thòi luôn đè nặng lên vài người dân.

Một điều kỳ lạ nữa là từ khi thành lập Tổ Giám sát và Điều hành giá xăng dầu của liên Bộ Tài chính- Công Thương với vai trò “cấp phép” cho mức giá bán lẻ xăng dầu thì hình như chưa thấy Tổ Giám sát này chủ động yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá xăng dầu lần nào mà toàn chờ các doanh nghiệp trình lên rồi mới xét duyệt!

Câu trả lời cho toàn bộ những vướng mắc trên cũng không có gì là khó: tất cả là do sự độc quyền doanh nghiệp!

Để lại một bình luận