Tag Archives: nghịch lý

Sữa và thuốc lá

Boy smoking and milk
Boy smoking and milk. Dùng ảnh của Mio CadeCesar R.

Hôm nay (31/05) là ngày toàn thế giới không hút thuốc. Ở Việt Nam, ngày này cũng nằm trong tuần lễ phòng chống tác hại thuốc lá kéo dài từ ngày 26/05 đến 31/05. Nhưng tình hình hút thuốc ở Việt Nam có lẽ không giảm mà còn đang tăng. (Sản lượng thuốc lá điếu của VN đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000–2007 — 4 tỉ bao!)

Có nguồn cho biết có đến 40.000 người Việt chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu so với số người chết vì hệ thống giao thông kinh khủng ở Việt Nam thì con số này gấp đến 4 lần. Nhiều gia đình ở Việt Nam thuộc dạng nghèo và đang chi trả tiền cho thuốc lá nhiều hơn bất kỳ dịch vụ y tế hay giáo dục nào. Có nghĩa là nếu không hút thuốc nữa thì khả năng thoát nghèo là cao hơn nhiều.

Trong thuốc lá có hơn 4.000 loại chất độc đủ kiểu. Người hút thuốc lá có đầu lọc vẫn hít rất nhiều các chất độc này vào người. Những người hút thuốc bị động (không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc) còn chịu tác động lớn hơn vì phải hít trực tiếp các chất độc. Khó có thể nói ở thời đại này, phì phèo điếu thuốc ở nơi công cộng là hành động văn minh.

Về phía người dân là như vậy, phía chính phủ cũng đóng góp không nhỏ trong việc tăng lượng người hút thuốc và chết vì hút thuốc hàng năm: giá thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất thế giới trong khi giá sữa cao nhất thế giới. No doubt người ta có xu hướng hút thuốc hơn là ăn uống khỏe mạnh.

Ảnh trong bài do tôi tự thêm vào.

Theo báo Tuổi Trẻ Online:

Nghịch lý giá sữa và thuốc lá

Giá sữa ở VN đắt nhất thế giới, điều đó đã được Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN xác định tại một cuộc hội thảo về sữa cách đây hơn một tuần.

Còn giá thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia làm sáu mức, VN xếp hàng thứ năm. Theo đó, các nước đẩy giá thuốc lá lên cao ngất ngưởng trên 5 USD/gói 20 điếu gồm những nước thuộc Tây Âu, Canada, Singapore. Dẫn đầu trong nhóm “đắt đỏ” này là Anh với giá một gói thuốc lá khoảng 5 bảng Anh, tức khoảng 130.000 đồng VN! Mỹ nằm trong nhóm thứ nhì với giá bán từ 4-4,99 USD/gói! Còn VN nằm ở nhóm 5/6 với mức giá từ 1-1,99 USD/gói. Xem trong bản đồ giá thuốc lá của WHO, chỉ vài quốc gia có giá thuốc lá rẻ hơn ta là Argentina, Paraguay, Kazakhstan, Indonesia với mức dưới 1 USD/gói.

Kết hợp giữa bảng giá sữa và giá thuốc lá, chúng ta có một bài toán quy đổi thú vị như sau: tại VN, mức giá sữa bình quân là 1,4 USD/lít nên một gói thuốc lá gần bằng một lít sữa. Tại New York, một gói thuốc lá tương đương 10 lít sữa. Tại Ấn Độ, một quốc gia có giá bán thuốc lá tương đương VN, giá một gói thuốc lá hơn 2 lít sữa…

Thật kỳ lạ, sữa – mặt hàng mang tính chiến lược đối với sức khỏe người dân, với sự phát triển của trẻ em – lại đắt nhất thế giới; trong khi thuốc lá – mặt hàng độc hại cho sức khỏe con người – lại vào loại rẻ có hạng của thế giới! Đó là một nghịch lý tại VN, mà một khi chúng ta chưa xóa bỏ được điều kỳ dị đó thì chưa thể gọi là một đất nước văn minh!

Một kinh nghiệm mà tiến sĩ Bill ONeill – tổng thư ký Hiệp hội Sức khỏe Anh – muốn chia sẻ với mọi quốc gia trên thế giới, đó là nhà nước hãy tích cực làm giàu ngân sách bằng cách đánh thuế thuốc lá thật cao. Kinh nghiệm của Chính phủ Pháp cho thấy cứ mỗi khi ngân sách thâm thủng, việc “gỡ” lại bằng thuế thuốc lá là biện pháp mà người dân hài lòng nhất. Bên cạnh đó, thống kê cũng đã cho thấy cứ tăng 10% giá thuốc lá sẽ có 4% dân ghiền bỏ thuốc.

Thế thì VN tại sao không nhanh chóng áp dụng kinh nghiệm đó?

Continue reading Sữa và thuốc lá

Bão tuyết, cháy rừng

Bóng tối ảm đạm của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu như báo hiệu một năm 2009 không lấy gì làm suôn sẻ. Mới đầu năm, các thiên tai ở khắp nơi trên thế giới cũng trỗi dậy — bắt đầu bằng cơn bão tuyết kỷ lục tại Anh và vừa rồi là hỏa hoạn khủng khiếp tại Úc. Nếu chú ý một chút thì bạn sẽ thấy là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nghịch lý thay, lại đang gây ra nhiều hơn các thảm họa rất tương khắc nhau ở những vùng khác nhau trên Trái Đất. Mưa có thể trút xuống chỗ này nhưng nước lại bị rút cạn ở chỗ khác; nơi này có thể bị nung nóng nhưng nơi khác lại bị đóng băng.

trend-in-annual-precipitation

Trong phim AIT, Al Gore cũng đề cập về hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho nhiệt độ tăng lên và do đó, tăng đáng kể lượng hơi ẩm bốc hơi từ mặt đất và mặt nước. Nhiều hơi ẩm hơi có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn, nhiều bão và lũ lụt hơn. Nhưng đồng thời, nóng lên toàn cầu không chỉ làm tăng lượng hơi ẩm mà còn phân bố lại nó — điều này giống như mưa bị dời từ nơi này để đổ qua nơi khác.

moisture-sucked

Kết quả là các thảm họa tự nhiên ngày càng bất thường và khó lường.

Theo vnexpress:


Đợt bão tuyết dữ dội nhất trong hai thập kỷ hoành hành khắp nước Anh trong suốt tuần qua, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế xứ sương mù, đồng thời khiến hoạt động giao thông đường không, đường sắt và đường bộ bị tê liệt ở nhiều nơi. Ảnh: PA.


Một xe cứu hỏa chạy khỏi rừng quốc gia Bunyip, cách Melbourne khoảng 125 km về phía tây, do các ngọn lửa đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ảnh: AP.

Ngược chiều thế giới [2]

Tiếp theo kỳ trước: Ngược chiều thế giới [1]: Tiêu dùng nhiên liệu Việt Nam đi ngược chiều thế giới

Nhiệt Huyết: Còn nhớ lần trước chúng ta đã điểm qua xu hướng ngược chiều thế giới thứ nhất của Việt Nam: tiêu xài năng lượng xa xỉ, chạy đua xe cộ to công suất lớn, gây ô nhiễm cao hơn không phải trả giá mà còn được trợ giá nhiều hơn v.v. Lần này chúng ta tiếp tục loạt bài thú vị này của tác giả Bùi Văn. Bài này đi vào xu hướng cung cấp năng lượng ngược chiều thế giới của ta, mà chủ yếu liên quan đến việc sản xuất thủy điện tràn lan, thời vụ.

Nguồn: Vietnamnet Continue reading Ngược chiều thế giới [2]