Tag Archives: mưa

Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Ý tưởng của bài viết rất đơn giản và thú vị: Việt Nam nên áp dụng DST hoặc chuyển sang sử dụng múi giờ UTF+8 để tiết kiệm thêm nhiều năng lượng.

Nguồn bài viết: Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất” — Tác giả: Đàm Quang Minh, đăng trên Minh Biện.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra vào 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2009 đã gây được sự chú ý to lớn trong công chúng. Sự kiện này nhằm ủng hộ cho tiết kiệm năng lượng chiếu sáng giúp giảm thiểu ảnh hưởng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta lại không biết rằng, có thể chỉ bằng một quyết định đơn giản hơn, Việt Nam có thể có thêm hàng trăm giờ Trái Đất của tất cả người dân.

Khái niệm về DST?

Khái niệm DST (Daylight saving time) có nghĩa là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày được một nhà khoa học người New Zealand tên là George Vernon Hudson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 và hiện nay đang được rất nhiều quốc gia sử dụng (i). Thậm chí sớm hơn, Benjamin Franklin đã đề cập tới điều này vào năm 1784 (ii). Điều này dựa trên sự thay đổi thời gian mặt trời mọc và lặn trong mùa hè và mùa đông. Ca dao Việt Nam cũng có câu “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Chính sự chênh lệch thời gian này khiến vào những ngày mùa hè có mặt trời mọc sớm hơn. Sự khác biệt này càng ở vĩ độ cao càng rõ nét khiến cho một số quốc gia gần vùng cực có thể có đêm trắng hay hiện tượng mặt trời không lặn trong một số ngày trong năm.

worldmapCác quốc gia sử dụng DST có màu xanh, các quốc gia đã từng sử dụng DST có màu cam và các quốc gia chưa từng sử dụng có màu đỏ.

Continue reading Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Bão tuyết, cháy rừng

Bóng tối ảm đạm của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu như báo hiệu một năm 2009 không lấy gì làm suôn sẻ. Mới đầu năm, các thiên tai ở khắp nơi trên thế giới cũng trỗi dậy — bắt đầu bằng cơn bão tuyết kỷ lục tại Anh và vừa rồi là hỏa hoạn khủng khiếp tại Úc. Nếu chú ý một chút thì bạn sẽ thấy là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nghịch lý thay, lại đang gây ra nhiều hơn các thảm họa rất tương khắc nhau ở những vùng khác nhau trên Trái Đất. Mưa có thể trút xuống chỗ này nhưng nước lại bị rút cạn ở chỗ khác; nơi này có thể bị nung nóng nhưng nơi khác lại bị đóng băng.

trend-in-annual-precipitation

Trong phim AIT, Al Gore cũng đề cập về hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho nhiệt độ tăng lên và do đó, tăng đáng kể lượng hơi ẩm bốc hơi từ mặt đất và mặt nước. Nhiều hơi ẩm hơi có nghĩa là sẽ có nhiều mưa hơn, nhiều bão và lũ lụt hơn. Nhưng đồng thời, nóng lên toàn cầu không chỉ làm tăng lượng hơi ẩm mà còn phân bố lại nó — điều này giống như mưa bị dời từ nơi này để đổ qua nơi khác.

moisture-sucked

Kết quả là các thảm họa tự nhiên ngày càng bất thường và khó lường.

Theo vnexpress:


Đợt bão tuyết dữ dội nhất trong hai thập kỷ hoành hành khắp nước Anh trong suốt tuần qua, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế xứ sương mù, đồng thời khiến hoạt động giao thông đường không, đường sắt và đường bộ bị tê liệt ở nhiều nơi. Ảnh: PA.


Một xe cứu hỏa chạy khỏi rừng quốc gia Bunyip, cách Melbourne khoảng 125 km về phía tây, do các ngọn lửa đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ảnh: AP.

Hên hay xui

Việt Nam là 1 trong 4 nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do global warming :((

Nguồn: Tuần Việt Nam — Bài của KTS. Trần Thanh Vân

Trận mưa đổ xuống lúc này, mực nước sông Hồng không còn quá cao, nước ở trong bơm ra, sông bên ngoài vẫn tiếp nhận và cuốn đi ra biển được – đó còn là cái may cho chúng ta. Nhưng bên cạnh đó là bài học để ta kịp thời sửa sai.

Lời cảnh cáo cuối cùng

Báo chí đưa tin rằng đây là trận mưa lớn từ 35 năm nay. Nói như thế chưa chính xác. Tôi cho rằng đây là trận mưa khủng khiếp đầu tiên đổ xuống Hà Nội vào lúc thời tiết sắp sang đông, và khủng khiếp hơn nữa vì nó đã cướp đi của Hà Nội hơn hai chục mạng người, còn làm thiệt hại bao nhiêu của cải vật chất thì không tính xuể.

Nếu trận mưa này đến vào mùa nước đang lên to, thuỷ triều dâng cao, trong bơm ra, ngoài ngấp nghé tràn vào, thảm hoạ sẽ khủng khiếp khôn lường.
Ảnh: VietNamNet

Tôi lặng lẽ chiêm nghiệm câu hỏi: “Trận mưa đến lúc này là may hay rủi?” Continue reading Hên hay xui