Ngày Đại Dương Thế Giới

Chào các bạn,

Ngày mai 8 tháng Sáu là ngày Đại Dương Thế Giới.

Vào ngày này, xin hãy dành ít phút suy nghĩ về những lợi ích mà các Đại Dương mang lại cho chúng ta và tất thảy các sinh vật trên hành tinh này; và hãy nghĩ về loài người như một sinh vật lại đang hủy hoại Mẹ Đại Dương bằng bao nhiêu ô nhiễm, nhựa, nilon, đánh cá quá sức và hẳn nhiên là cả khoan dầu nữa.

Cho dù bạn có biết về thảm họa tràn dầu đang diễn ra ở Vịnh Mexico hay không thì hãy click vào link này để xem một số sinh vật biển đang phải chịu ảnh hưởng như thế nào.

http://www.boston.com/bigpicture/2010/06/caught_in_the_oil.html

Chú ý – những bức ảnh không dễ xem. (Nếu bạn nghĩ rằng chuyện này không liên quan gì tới mình, hãy nhớ rằng xăng dầu là thứ bạn vẫn đổ vào thùng xe máy mỗi ngày.)

Và xin hãy dành chút thời gian xem qua các đoạn phim ngắn về một hòn đảo rác thải nhựa đang trôi nổi trên Thái Bình Dương (có cả thảy 7 hòn đảo như vậy khắp các Đại Dương):

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=uLrVCI4N67M]

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=tnUjTHB1lvM]

Hay hãy xem đoạn phim về các sinh vật bị bao phủ bởi bao nhiêu rác thải nhựa ở một hòn đảo xa xôi hơn cả Hawai. (Message in the Waves.)

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=yom6zlm5VqE]

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=9eefyztmaII]

VÀO NGÀY NÀY, XIN HÃY LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ ĐỂ CỨU LẤY MẸ ĐẠI DƯƠNG:

  • Nhặt rác ở biển (bạn sẽ ngỡ ngàng chỉ trong một ít phút thôi mình sẽ nhặt được bao nhiêu bao nilon, ống hút và đầu lọc thuốc lá, sau khi đã được các công nhân vệ sinh dọn hàng ngày.)
  • Cam kết DỪNG sử dụng bao nilon, hộp xốp và nước đóng chai nhựa và nói bạn bè người thân cũng làm vậy.
  • Hãy đi bộ và đi xe đạp nhiều hơn – nếu ngày mai không được thì hãy bắt đầu đi 1 lần 1 tuần.
  • Hãy ra biển nhiều hơn và coi trọng biển; hãy gởi lời cảm ơn tới Mẹ Đại Dương vì sự hào phóng, vì đã làm mát hành tinh và nuôi dưỡng sự sống.

Thân Annie Maria

The Meatrix

Phải coi! Bộ phim ngắn nhái theo The Matrix này sẽ đưa bạn ra khỏi phòng khách và đi vào thế giới thực của công nghiệp sản xuất thực phẩm hiện đại, đầy rẫy nguy cơ cho sức khỏe và tàn nhẫn với động vật. Ảnh hưởng của môi trường cũng rất khủng khiếp!

(Bấm vào CC > English để xem với phụ đề tiếng Anh.)

Phần 1: Leo gặp Moopheus và bắt đầu thoát khỏi The Meatrix.

Phần 2: Giải phóng được mấy triệu người khỏi The Meatrix. Cùng với Chickity thị sát một nông trại của AGRI-CORP và chạm trán các agents.

Phần 3: Giải thoái Moopheus thành công. Nhưng số phận của The Meatrix vẫn còn chờ chúng ta.

Nhiệt Huyết đang xây dựng website mới

Chào các bạn, Nhiệt Huyết đang xây dựng website mới.

Vẫn tên miền này nhưng giao diện mới hứa hẹn đơn giản và hiệu quả hơn. Trong thời gian này mong bạn chịu khó chịu đựng cái mess tại nhiethuyet.org nhé!

Kể từ khi mới bắt đầu với một dự định cỏn con của mấy chàng trai IT về việc dịch phụ đề phim và truyền bá cho bạn bè (được truyền cảm hứng rất nhiều từ blog KHMT, cảm ơn blog KHMT!), Nhiệt Huyết nay đã tiến một bước xa hơn quy mô của một dự án môi trường đơn thuần. Khoảng thời gian hơn 2 năm qua, không ít thì nhiều, đã làm thay đổi biết bao tích cách, lựa chọn và lối sống của từng thành viên.

Thế nên đã đến lúc nhiethuyet.org cần một giao diện mới cho phù hợp con người mới của chúng tôi.

Câu chuyện nước đóng chai

Tiếp theo bộ phim Câu chuyện đồ đạc (Story of Stuff) nói về thói quen tiêu dùng vô tội và vô vàn hệ lụy đến môi trường, bà Annie Leonard lại cho ra đời một bộ phim ngắn (10′) đi sâu vào một trong những hàng hóa rất thông dụng đối với tất cả chúng ta: nước đóng chai. Bộ phim cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về nền sản xuất nước đóng chai công nghiệp hiện nay và những mối liên hệ đến các tài nguyên khác trên Trái Đất, kể cả dầu mỏ.

Xin mời các bạn cùng xem phim Câu chuyện nước đóng chai. Hy vọng rằng bạn sẽ có cái nhìn khác về nước đóng chai.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=Se12y9hSOM0]

Bộ phim được cấp bản quyền tự dọ, bạn có thể tải về và chia sẻ với mọi người hay tổ chức những buổi chiếu phim cho cộng đồng xung quanh.

Địa chỉ download tại đây.

Tiếng Thì Thầm Của Sông

Nhân đang nói về Quyền của tự nhiên, Carolyn Raffensberger dạy chúng ta cách suy nghĩ như một con sông.

Lược trích bài viết của Carolyn Raffensberger đăng trên Science & Environmental Health Network.

Biết qua Annie Eagle tại Talking Green Club.

Bản dịch tiếng Việt của anh (?) Quang.

Tiếng thì thầm của những dòng sông

Tất cả chúng ta đều chảy xuôi dòng. Đấy là điều mà những dòng sông đã thì thầm với tổ tiên chúng ta qua bao thăng trầm biến đổi của tự nhiên, của môi trường: Chúng ta đều liên quan đến nhau. Những gì chúng ta đang làm với một dòng sông, ấy là chúng ta đang đối xử với chính bản thân mình. Tất cả chúng ta đều chảy xuôi dòng.

Dẫu muốn hay không, chúng ta vẫn phải chia sẻ những dòng sông với nhân loại, với phần còn lại của tự nhiên, và với thế hệ mai sau.

Đấy là những điều mà dòng sông có thể lên tiếng, về quyền của riêng nó, âu cũng là tiếng nói của muôn loài, là quyền của mọi sinh vật trên thế giới này:

“Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được sống

tràn trề

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được trầm mình

trên những cánh đồng

ngút ngàn bờ bến

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được thay đổi

tự nhiên

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền uốn mình lượn sóng

theo mùa

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền rong chơi

cuối bờ cuối bãi

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được sống

khỏe mạnh trong lành

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được chảy

về xuôi

Không mang theo rác rưởi

trong lòng

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền được rong chơi

Không mang theo chất độc

ăn mòn theo năm tháng

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền với lòng mình

Nghĩa là tôi có quyền được công nhận

Nghĩa là tôi có quyền được tôn trọng

Nghĩa là tôi có quyền được nói lên

Chính kiến của riêng mình

Là sông…

Nghĩa là tôi có quyền đủng đỉnh

Lững lờ trôi hay cuồn cuộn giữa trời

Tôi, dòng sông

Và tôi, bất khả xâm phạm.

Những gì dòng sông đang thì thầm với các bạn, cũng chính là những điều tôi muốn nói.”

Tại chương 9, “Những dòng sông đã qua đời,” trong cuốn “Con nước lặng câm,” tác giả Rachel Carson đã viết: “…Câu hỏi được đặt ra là liệu có bất kỳ một nền văn minh nào lại có thể gây ra một cuốc chiến tranh tàn nhẫn lên sự sống mà không hủy hoại chính mình và không đánh mất quyền được gọi bằng hai tiếng Văn minh hay không.”

Thế nên chúng ta có một sự lựa chọn. Liệu chúng ta sẽ vẫn nắn dòng, vẫn gây ô nhiễm, vẫn ngăn sông xây đập, vẫn nạo vét dòng sông bằng những máy móc gầm gào, và chôn vùi những dòng chảy? Hay chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ những dòng nước mát lành, những dòng sông xanh ngắt nước hồ thu, với phần còn lại của tự nhiên và với những thế hệ con cháu mai sau?

Carolyn Raffensberger
Mạng lưới sức khỏe môi trường và khoa học.

Trích từ chương trình diễn đàn các nhà hoạt động xã hội diễn ra ngày 25/3/2010 www.kpfa.org

Tiếng Anh:

The River

We are all downstream. This is what the rivers said to our ancestors in the environmental movement: We are all connected. What we do to the river we do to ourselves. We are all downstream.

We have to share with other humans, with the rest of nature, and with future generations, whether we like it or not.

This is what a river might say about its own rights and therefore about the rights of children of all species:

“As a river…
I have the right to be full of life.
I have the right to use my flood plain.
I have the right to natural change.

I have the right to be full of curves.

I have the right to run free.
I have the right to be healthy.
I have the right to run free of trash.

I have the right to run free of poison.

I have the right to my riverbed.

I have the right to be recognized.
I have the right to be respected.

I have the right to be represented.

I have the right to take my time.
I am sacred.

What the River says, that is what I say.”

In the book “Silent Spring” in Chapter 9, ‘Rivers of Death,’ Rachel Carson wrote: “….The question is whether any civilization can wage relentless war on life without destroying itself and without losing the right to be called civilized.”

So we have a choice. Will we straighten, pollute, dam, dredge and bury every flowing drop of water? Or will we share clean, healthy, beautiful, free-flowing rivers with the rest of nature and future generations?

Carolyn Raffensberger

Adapted from Science & Environmental Health Network.

Extracts aired on: Visionary Activist Show 25/3/2010 www.kpfa.org

Ghi nhanh: Sông Vu Gia

Hôm kia mình có chuyến chạy lên vùng thượng nguồn sông Vu Gia với cô Annie (thiệt ra là chưa tới nguồn tại phải qua tới Lào mới tới — chỉ lên tới Cà Ty, Pà Lăng, Prao, Hiên thôi) và được chứng kiến thiên nhiên tươi đẹp dọc bờ sông, đường đi cũng rất quyến rũ.

Đáng buồn là sông thì ô nhiễm rất rất nhiều, nước đỏ lòm từ đầu tới cuối. Chủ yếu theo quan sát là do đào đãi vàng, giật mình nổ núi lấy vật liệu và đập nước làm cạn dòng. Nhiều chỗ sông cạn gần trơ đáy do đập, cũng có chỗ sông tắc nghẽn do đá đổ ra từ mấy cái máy/thuyền đào vàng (sẽ upload ảnh để các bạn dễ tưởng tượng — người ta đào vàng lẻ tẻ thì cũng xài máy chớ không dùng tay nữa). Tiếc là không lên tới Phước Sơn chỗ có mấy nhà máy đào vàng của các đại gia Indo và Malay được tại không có thời gian và gọi điện hỏi thăm trước thì họ cũng không cho vô du hí.

Nhà máy thủy điện thì nhiều mà dừng ở Prao ăn cơm thì cúp điện.

Núi sông vùng xanh rất bắt mắt nhưng chỗ đỏ lòm như chảy máu rất đau lòng.

Trong dòng nước đen ngòm này thì ngoài đất đá có chứa cả Thủy Ngân và vài hoá chất độc khác dùng trong lúc đãi vàng. Tất cả chảy về hệ thống nước uống thành phố ta, chảy về sông Hàn, biển Đông. Đọc mấy link ở dưới để biết thêm chi tiết — kể cả cá ở biển cũng bị ảnh hưởng chớ đừng nói là người ở đây.

Một chút thực trạng và cảm xúc sau chuyến đi chia sẻ như vậy với các bạn. Mình phải làm gì đó chớ không thì không biết sao nữa. Chuyến đi chỉ tốn 1 buổi sáng và chiều đi đường không mệt lắm chỉ sợ trời mưa thôi — nên nếu thích thì anh em sắp xếp đi 1 chuyến cho biết tại trăm blog không bằng một thấy.

Dự án môi trường