Một viễn cảnh năm 2070

Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần

TTCT – Life in the year 2070 (Cuộc sống năm 2070) là một trong những bài viết chưa được công bố của cựu tổng thống Ấn Độ – tiến sĩ A. P. J. Abdul Kalam. Nó là một cuộc đối thoại nhân bản giữa các thế hệ về giá trị của môi trường tự nhiên đối với sự tồn vong của loài người.

Tuổi trẻ cuối tuần

“Hiện chúng tôi đang sống vào năm 2070. Tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ 50, thế mà trông như ông cụ 85 tuổi. Tôi bị đau thận rất nặng vì uống quá ít nước. Tôi nghĩ mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Hiện giờ tôi đã là người lớn tuổi nhất ở đây.

Tôi vẫn còn nhớ về khoảng thời gian khi mới lên 5 tuổi, mọi thứ đều rất khác với hiện nay. Lúc ấy có nhiều cây trong công viên, nhiều căn nhà trong những khu vườn tuyệt đẹp, và tôi có thể tắm thật lâu dưới vòi sen cả giờ đồng hồ. Vậy mà giờ đây, chúng tôi chỉ có thể vệ sinh thân thể bằng những chiếc khăn ẩm thấm dầu khoáng dùng một lần rồi bỏ.

Trước đây phụ nữ thường tự hào về mái tóc mềm mại và suôn thẳng của mình. Thế mà bây giờ, mọi cô gái đều phải cạo trọc đầu để giữ vệ sinh khi không còn nước gội rửa. Trước đây cha tôi từng xịt rửa xe hơi bằng những luồng nước ào ạt tuôn ra từ chiếc ống dẫn, nay thì lũ con của tôi khó mà tin nổi rằng có một thời người ta đã dùng nước vào những việc kinh khủng như thế.

Thời ấy, tôi còn nhớ nhiều nơi đã treo tấm bảng cảnh cáo: “Đừng lãng phí nước”. Nhưng chẳng ai để ý cả. Mọi người cứ nghĩ rằng nước không bao giờ cạn.

Khu vực xung quanh nơi chúng tôi ở đã biến thành sa mạc nóng bỏng bát ngát. Các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, ung thư da và chứng rối loạn đường tiểu đang trở thành nguyên nhân chính gây chết người.

Nhiều khu công nghiệp bị tê liệt và tỉ lệ mất việc tăng cao chưa từng có. Trong khi đó, các nhà máy lọc nước muối lại trở thành nơi làm việc chính của mọi người. Thay vì trả lương bằng tiền, họ đã dùng nước để thay thế. Điều đáng sợ nhất là có rất nhiều trường hợp bị giết để cướp nước uống nơi các con đường vắng vẻ ở ngoại ô thành phố. Tất cả thức ăn mà chúng tôi dùng hằng ngày đều được tổng hợp bằng hóa chất.

Trước đây các bác sĩ thường khuyên người lớn nên uống tám ly nước mỗi ngày. Giờ tôi chỉ được phép uống nửa ly thôi.

Vì không thể giặt quần áo được chúng tôi đã vứt chúng sau vài lần mặc, và như thế làm tăng nhanh chóng số lượng rác thải ra môi trường bên ngoài. Chúng tôi phải sử dụng lại loại hố xí tự hoại như người ta đã dùng thời Trung cổ, chỉ đơn giản vì hệ thống xử lý chất thải không thể hoạt động được do thiếu nước.

Mọi người trông như những bóng ma: thân thể họ lờ đờ vì yếu đuối, nứt nẻ vì thiếu nước trầm trọng và bị lở loét vì ung thư da do bầu khí quyển không còn khả năng ngăn chặn tia tử ngoại khi tầng ozone bị phá hủy.

Vì lớp da bị khô nứt, con gái tôi mới 20 tuổi đã trông giống như một bà già 40 tuổi. Các nhà khoa học đã tìm mọi cách để nghiên cứu và khám phá nhưng vẫn chưa đạt được bất cứ kết quả khả quan nào. Chúng tôi không thể chế tạo ra nước. Hiện tượng cây cỏ chết khô làm giảm lượng oxy trong không khí, khiến chỉ số thông minh của các thế hệ loài người sinh ra kế tiếp bị suy sụp nhanh chóng. Cấu trúc tinh trùng của nhiều người đàn ông bị biến thể… gây nhiều hiện tượng khiếm khuyết, đột biến và dị tật ở trẻ sơ sinh.

Các chính phủ thậm chí còn đánh thuế trên mỗi hơi thở của công dân mình: người lớn chúng tôi chỉ được phép thở 137m3 không khí/ngày (nghĩa là gần bằng 31.102 gallon không khí). Những người nào không thể đóng thuế sẽ bị trục xuất ra khỏi khu vực “thoáng khí”, nơi có không khí dễ thở được cung cấp nhờ những lá phổi máy nhân tạo khổng lồ chạy bằng năng lượng mặt trời. Tuy vậy, lượng không khí ở những “khu vực thoáng khí” cũng chẳng trong lành gì, nhưng ít nhất là chúng tôi vẫn còn có thể hít vào thở ra được. Giờ đây, tuổi thọ bình quân của con người là 35 tuổi.

Một số quốc gia còn bảo tồn và lưu giữ được một ít các hòn đảo có cây xanh và suối nước ở trên đó. Và họ bảo vệ khu vực này rất chặt chẽ với lực lượng quân đội trang bị hùng hậu. Nước trở thành một thứ hàng xa xỉ khó kiếm được, quí hơn cả kho báu và nhiều khi có giá cao hơn cả vàng hoặc kim cương.

Dĩ nhiên với một tình trạng như thế, hầu hết cây cối đều chết khô vì thiếu mưa. Và cứ mỗi lần trời mưa thì nước mưa có chứa hàm lượng axit rất cao gây gỉ sét và tàn phá nhà cửa của chúng tôi. Chúng tôi không còn phân biệt được mùa hè với mùa đông. Những dấu hiệu biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính và các hoạt động làm ô nhiễm môi trường của con người mà trong thế kỷ 20 chúng tôi đã từng phớt lờ, giờ đây ngày càng nghiêm trọng. Chúng tôi đã được cảnh báo về việc phải bảo vệ môi trường, thế mà chẳng ai chịu khó lắng nghe.

Khi con gái tôi nằng nặc đòi bố kể chuyện về thời còn bé thơ của bố nó, tôi đã mô tả cho cháu nghe về vẻ đẹp của những khu rừng. Tôi mơ màng kể về những cơn mưa đầu mùa ướt đẫm, về những bông hoa nở rộ, về cảm giác dễ chịu khi được tắm mát, về những con cá quẫy nước dưới dòng sông, về những vùng hồ bát ngát xanh trong, và về cái thời mà tôi có thể uống bao nhiêu nước tùy thích. Tôi kể cháu nghe con người lúc ấy thật khỏe mạnh biết bao.

Con bé chợt gọi làm tôi tỉnh giấc mơ: “Bố ơi! Sao chúng ta không còn nước nữa?”.

Tôi chợt cảm thấy cổ họng khô khốc… Tôi chẳng còn gì để biện minh cho mặc cảm tội lỗi của mình vì tôi thuộc về một thế hệ đã hoàn thành công việc hủy hoại môi trường của chúng tôi, chỉ vì xem thường các cảnh báo ấy… Rất nhiều người đã có thái độ như thế!

Tôi thuộc về thế hệ loài người cuối cùng đã có thể cứu vớt hành tinh này, nhưng đã chọn cách thờ ơ và không hành động. Giờ đây, con cái chúng tôi phải trả giá quá đắt. Thành thật mà nói, tôi nhận ra rằng không bao lâu nữa Trái đất sẽ không còn là nơi thích hợp cho bất cứ sự sống nào nữa. Đó là vì những tác động hủy hoại môi trường của con người đã vượt quá mức không thể cứu vãn được nữa.

Ôi, tôi ước gì có thể quay trở lại quá khứ và giúp nhân loại hiểu được điều này… khi mà người ta vẫn còn kịp làm một điều gì đó để cứu lấy hành tinh này!

Hãy gửi lá thư này cho tất cả mọi người bạn gặp, và hãy bắt tay vào việc cảnh báo, dù là nhỏ bé, về một ý thức toàn cầu bảo vệ nguồn nước sạch. Đây không phải là một trò đùa mà đó đã là định mệnh của chúng ta. Hãy làm vì con cái bạn dù bây giờ bạn chưa có con, thì sau này bạn sẽ có… Đừng để lại di sản là một hỏa ngục… Hãy để lại sự sống cho các cháu!”.

Bây giờ phần lớn các con sông, đầm lầy, suối nước, cũng như nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm không thể hồi phục. Số còn lại khô cạn hoàn toàn.

Nguyễn Đạt Ân trích dịch

4 thoughts on “Một viễn cảnh năm 2070”

  1. Chúng ta đang sống trong một môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do chính chúng ta gây ra, hãy dành một ít thời gian để suy nghĩ về việc đó, rồi bạn sẽ thấy mình cần phải làm gì đó để cứu lấy trái đất của chúng ta và cứu lấy chính con cháu chúng ta sau này.

    Vấn đề môi trường đã được nhắc đi nhắc lại trong những năm gần đây, thông qua các phương tiện truyền thông chắc hẳn các bạn cũng đã nghe qua nhưng mấy ai đã thay đổi nếp sống của mình để góp sức bảo vệ môi trường. Hãy nhìn lại cách bạn dùng thức ăn, nước uống, quần áo, năng lượng có hoang phí hay không? Và hãy tự hỏi mình rằng đã bao giờ xả rác ra đường phố chưa, nếu rồi thì đừng tự coi mình là một con người của xã hội văn minh. Chúng ta quá ích kỷ, hành động mà không biết suy nghĩ về hậu quả để lại, có lẽ chúng ta chưa nhìn thấy được hoặc cố tình làm ngơ trước việc môi trường đang bị tàn phá nhưng hãy nghĩ cho các thế hệ sau, họ vừa sinh ra đã phải chịu những ảnh hưởng của môi trường mà do chính cha ông họ gây ra. Một thực tế đáng buồn là nhiều người còn suy nghĩ rằng vì người khác xả rác nên mình cũng chẳng cần phải giữ gìn cảnh quan làm gì, và còn tệ hơn là những người làm những hành động văn minh đôi lúc lại bị coi là dị hợm. Chúng ta là những con người của một xã hội phát triển vì thế đừng nên để những suy nghĩ của thời kì đồ đá ăn sâu vào tâm trí, chúng ta cần tỉnh táo để nhận thức được rằng cần phải thay đổi hành động của mình để thay đổi hành động của người khác chứ đừng ỷ lại vào bất cứ điều gì.

    Những hành động tưởng như là nhỏ của chúng ta có thể sẽ làm thay đổi cả một trái đất đang chết dần, vì thế đừng chậm trễ. Hãy tiết kiệm thức ăn, nước uống và năng lượng trong sinh hoạt, đừng xả rác. Vấn đề cấp thiết đặt ra cho các quốc gia là cần phải có các biện pháp giáo dục các thế hệ sau về ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, cần tập trung phát triển các nguồn năng lượng xanh như mặt trời, gió, sóng, thủy triều, địa nhiệt,…và tiến tới ngưng sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch. Ngăn chặn ngay các hành động chặt phá rừng và khai thác san hô, săn bắt trái phép các loại động vật trên bờ vực tuyệt chủng, cùng với đó là nghiêm cấm hành động xả rác thải, hóa chất ra môi trường… Hãy suy nghĩ và hành động một cách có trách nhiệm với chính bản thân và xã hội để có một thế giới tốt đẹp hơn!

    Franzeffi

  2. Một bài viết rất hữu ích, đọc xog mình vẫn còn nhớ mãi câu:”một ngày chỉ được uống nửa ly nước”, nên mỗi khi làm gì mà sử dụng đến nước mình đều nhớ đến câu này và cố gắng sử dụng nước rất tiết kiệm.MÌnh đã gửi bài này lên blog vủa mình và các diễn dàn để mọi người đều được đọc.

    Tái bái: Đọc xog các bạn hãy cố gắng gửi bài này đến các bạn khác nhé. Trăm kết nối, triệu triệu sẻ chia.
    Cám ơn tác giả.

  3. da mun tham ja mot chuong trinh j do ve moi truong tu lau ma chua co thoi jan va co hoi. hn doc dc bai vietnay tui thay hay qua trui. tui lun cam thay cta can lam nhung dieu co ich cho moi truong song cua cta hn va sau nay. t cam thay viec di xe may ,ot o la mot dieu tat yeu cua xh hien dai nhung k can thiet fai lam dung no qua. moi khi ra duong cam thay met moi.chat luong cs da jam di nhiu moi khi fai ra duong.
    moi ngay t tieu ton 20k nuoi xe. hi x that khung khiep va toi dang mun dung xe dap hay xe may dien .
    tr co tham ja mot chuong trinh ve nang luong mat troi va thay no rat co ich moi toi thu do van chua pho bien voi nhung nc ngeo nhu nc ta.
    ao uoc co 1 ngoi nha phu bang tam mt.chep chep.tha ho ma dung dien fre e…

Trả lời