Lưu trữ cho từ khóa: VietNamNet

Giá xăng từ 2005–nay [2]

Với tình hình giá xăng hiện nay chỉ còn khoảng 40 đô/thùng (~4250 đồng/lít), và có thể giảm tiếp xuống đến 25 đô/thùng (~2660 đồng/lít), tôi định viết tiếp một bài bổ sung cho bài giá xăng lần trước. Nhưng bên Tuần Việt Nam đã có một bài viết hay về chuyện này rồi nên tôi nghĩ không cần viết nữa, đây chính là bản cập nhật tôi muốn viết.

Nếu tính giá dầu thế giới ở vào ngưỡng 45 USD/thùng, thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước (sau khi đã tính 35% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng, 500 đồng/lít phụ phí và hao hụt, 1.000 đồng/lít trả ngân sách Nhà nước) chưa kể lãi của doanh nghiệp cao nhất cũng chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.

Đó là sự tính toán “xông xênh” nhất, bởi ngay một số nước trong khu vực, từ khi giá dầu thế giới ở ngưỡng trên 50USD/thùng, giá bán lẻ xăng A92 của họ, kể cả lãi của các doanh nghiệp, cũng chỉ là 9.000 đồng/lít.

Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay đang lãi ít nhất 3.000 đồng khi bán mỗi lít xăng. Tức là mức lãi của các doanh nghiệp hiện nay là 25% trên doanh thu- một mức lãi mà ít loại hình kinh doanh nào, và khó có tập đoàn hay doanh nghiệp nào trên thế giới sánh được! Bởi thông thường mức lãi 5% trên doanh thu cũng đã là sự thèm muốn tột cùng của tuyệt đại đa số các doanh nghiệp.

Nguồn: Giá bán lẻ xăng dầu — gánh nặng của người dân!

Tiếp tục đọc Giá xăng từ 2005–nay [2]

Một diễn đàn thẳng thắn

Bên VietNamNet đang kêu gọi một diễn đàn rất thẳng thắn về các vấn đề của mọi ban ngành. Nếu mọi người ai cũng tham gia thì hay quá.

Ngành nào, lĩnh vưc nào, địa phương nào cũng đang có những chuyện lạ xảy ra một cách tự nhiên! Vì sao vậy? Phải giải quyết thế nào đây? Diễn đàn VietNamNet xin mời quý vị cùng tham gia.
[…]
Vì sao hàng chục năm nay, các nhà máy, các cơ sở sản xuất xả nước ào ào ra sông, ra ruộng làm tổn hại môi trường, làm khổ người dân mà những người có trách nhiệm, những ngành có trách nhiệm không nghe, không thấy, để rồi bây giờ ai cũng kiên quyết đề nghị cấp này, cấp khác xử lý? Và có những việc lớn hơn, chẳng hạn vì sao tỷ lệ tăng trưởng cả nước giảm mà qua báo cáo địa phương nào cũng tăng?

Nhưng hãy bắt đầu từ những việc cụ thể quanh ta, chẳng hạn vì sao đã có quy định cấm hút thuốc tại nơi công sở mà vẫn nhan nhản khắp nơi, thậm chí có người tỏ ra rất lạ khi nghe có chuyện đã cấm hút thuốc nơi công sở. Vì sao, con ta đi học, học đêm học ngày mà vẫn phải đi học thêm? Tại sao con ta học nhiều thế mà vẫn bị coi là chất lượng giáo dục sút giảm?

Ngành nào, lĩnh vực nào, địa phương nào cũng đang có những chuyện lạ xảy ra một cách tự nhiên! Vì sao vậy? Phải giải quyết thế nào đây? Diễn đàn VietNamNet xin mời quý vị cùng tham gia trao đổi chủ đề này qua những ví dụ cụ thể mà chúng ta đang gặp thường ngày.

Các bạn tham gia cho vui. Nếu rảnh tôi cũng muốn đóng góp vài ý kiến về các vấn đề môi trường.

Hên hay xui

Việt Nam là 1 trong 4 nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do global warming :((

Nguồn: Tuần Việt Nam — Bài của KTS. Trần Thanh Vân

Trận mưa đổ xuống lúc này, mực nước sông Hồng không còn quá cao, nước ở trong bơm ra, sông bên ngoài vẫn tiếp nhận và cuốn đi ra biển được – đó còn là cái may cho chúng ta. Nhưng bên cạnh đó là bài học để ta kịp thời sửa sai.

Lời cảnh cáo cuối cùng

Báo chí đưa tin rằng đây là trận mưa lớn từ 35 năm nay. Nói như thế chưa chính xác. Tôi cho rằng đây là trận mưa khủng khiếp đầu tiên đổ xuống Hà Nội vào lúc thời tiết sắp sang đông, và khủng khiếp hơn nữa vì nó đã cướp đi của Hà Nội hơn hai chục mạng người, còn làm thiệt hại bao nhiêu của cải vật chất thì không tính xuể.

Nếu trận mưa này đến vào mùa nước đang lên to, thuỷ triều dâng cao, trong bơm ra, ngoài ngấp nghé tràn vào, thảm hoạ sẽ khủng khiếp khôn lường.
Ảnh: VietNamNet

Tôi lặng lẽ chiêm nghiệm câu hỏi: “Trận mưa đến lúc này là may hay rủi?” Tiếp tục đọc Hên hay xui

Lãng phí điện — hay Ngược chiều Thế giới [3]

G.S. Phạm Duy Hiển có bài bên Vietnamnet về việc tăng giá và lãng phí điện bắt nguồn từ sai lầm từ các chính sách phát triển vĩ mô của Việt Nam. Bài viết giống như là mở rộng phần 2 của loạt bài Ngược chiều thế giới (đọc tại đây: phần 1, phần 2) — càng đọc càng thấy xu hướng lạc hậu và ngược đời của ta.

Đọc bài này thấy có mấy inconvenient truth:

  • Giá điện sắp tăng (2009).
  • Việt Nam là nước phí phạm điện vào loại top trên thế giới.
    Cùng tiêu thụ 1 kWh, chúng ta chỉ làm ra 0,87 USD, trong khi người láng giềng Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), người Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Chưa kể các nước tiên tiến, họ còn làm ra 3-5 USD.
  • Bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư không hợp lý làm cho giá điện đội lên và ta phải móc túi trả thêm tiền.
  • Ngược lại, nếu đầu tư hợp lý:
    Chẳng những nhà nước sẽ không phải lấy tiền đóng thuế của dân để đầu tư phí phạm vào hệ thống điện, mà người dân cũng sẽ trả tiền điện ít hơn. Nhà nước lại có thêm tiền để khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thứ của trời cho không hề cạn kiệt, mà lại rất thân thiện với môi trường.
  • Chạy theo GDP đơn thuần mà không chú ý đến các tiêu chí này [hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng] là phát triển một chiều, rất tai hại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu. Chỉ có một thiểu số nào đó được hưởng lợi.
  • Vậy điện mất đi đâu?
    Chúng ta đang dùng những thiết bị gia dụng giống như người Phi, người Thái, mà đất nước họ sử dụng điện hiệu quả hơn hẳn ta, vậy tôi và bạn không phải là thủ phạm trong chuyện này. EVN và Bộ Kế hoạch – Đầu tư phải biết ai là thủ phạm.
  • Tương lai không thể là bản sao quá khứ. (Đọc rồi sẽ hiểu.)

Ngược chiều thế giới

Bên VietNamNet đang đăng loạt bài của tác giả Bùi Văn về vấn đề tiêu dùng nhiên liệu của Việt Nam. Bài đầu tiên — Tiêu dùng nhiên liệu Việt Nam đi ngược chiều thế giới — nhận được nhiều ủng hộ và phản hồi tích cực từ đông đảo bạn đọc.

Trong bối cảnh Trái Đất nóng lên và giá xăng dầu leo thang hiện nay, việc sử dụng năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Theo phân tích của tác giả thì, đáng buồn thay, xu hướng tiêu dùng này của Việt Nam đang đi ngược lại những nỗ lực đó. Điển hình là các phương tiện giao thông hiện hành ở Việt Nam, cả xe gắn máy và xe ô tô, đều thuộc loại (công suất) lớn và có xu hướng ngày càng lớn thêm. Chính sách của nhà nước và cả mong muốn của người dân cũng cổ vũ cho cuộc đua công suất và ô nhiễm môi trường do các phương tiện này gây ra.

Bài viết đáng để mọi người tiêu dùng cũng như những nhà hoạch định chính sách lưu tâm.

Chúng ta cùng đợi kỳ tiếp theo loạt bài ngược chiều thế giới này với tiêu đề hứa hẹn: Cung cấp năng lượng đi ngược chiều thế giới.

Các bạn đọc bài báo từ link trên hoặc dưới đây.

Tiếp tục đọc Ngược chiều thế giới