Lưu trữ cho từ khóa: Việt Nam

Quyền của Tự Nhiên

Tuần Việt Nam:

Đi đến chỗ xây dựng luật pháp để bảo vệ “quyền của con người” là kết quả của một hành trình dài của nhân loại. Trong suốt nhiều thế kỉ, khi một người da trắng Phương Tây cầm súng bắn một con sư tử và bắn một người da đen thì đều là vô tội như nhau. Rồi họ đi đến thời đại mà giết một người da đen thì cũng có tội như giết một người da trắng.

Nhưng, giết một con sư tử thì vẫn vô tội. Bởi lẽ, tự nhiên không có những quyền mà con người có.

Nguyễn Lương Hải Khôi

Sữa và thuốc lá

Boy smoking and milk
Boy smoking and milk. Dùng ảnh của Mio CadeCesar R.

Hôm nay (31/05) là ngày toàn thế giới không hút thuốc. Ở Việt Nam, ngày này cũng nằm trong tuần lễ phòng chống tác hại thuốc lá kéo dài từ ngày 26/05 đến 31/05. Nhưng tình hình hút thuốc ở Việt Nam có lẽ không giảm mà còn đang tăng. (Sản lượng thuốc lá điếu của VN đã tăng gần gấp đôi từ năm 2000–2007 — 4 tỉ bao!)

Có nguồn cho biết có đến 40.000 người Việt chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu so với số người chết vì hệ thống giao thông kinh khủng ở Việt Nam thì con số này gấp đến 4 lần. Nhiều gia đình ở Việt Nam thuộc dạng nghèo và đang chi trả tiền cho thuốc lá nhiều hơn bất kỳ dịch vụ y tế hay giáo dục nào. Có nghĩa là nếu không hút thuốc nữa thì khả năng thoát nghèo là cao hơn nhiều.

Trong thuốc lá có hơn 4.000 loại chất độc đủ kiểu. Người hút thuốc lá có đầu lọc vẫn hít rất nhiều các chất độc này vào người. Những người hút thuốc bị động (không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc) còn chịu tác động lớn hơn vì phải hít trực tiếp các chất độc. Khó có thể nói ở thời đại này, phì phèo điếu thuốc ở nơi công cộng là hành động văn minh.

Về phía người dân là như vậy, phía chính phủ cũng đóng góp không nhỏ trong việc tăng lượng người hút thuốc và chết vì hút thuốc hàng năm: giá thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất thế giới trong khi giá sữa cao nhất thế giới. No doubt người ta có xu hướng hút thuốc hơn là ăn uống khỏe mạnh.

Ảnh trong bài do tôi tự thêm vào.

Theo báo Tuổi Trẻ Online:

Nghịch lý giá sữa và thuốc lá

Giá sữa ở VN đắt nhất thế giới, điều đó đã được Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN xác định tại một cuộc hội thảo về sữa cách đây hơn một tuần.

Còn giá thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia làm sáu mức, VN xếp hàng thứ năm. Theo đó, các nước đẩy giá thuốc lá lên cao ngất ngưởng trên 5 USD/gói 20 điếu gồm những nước thuộc Tây Âu, Canada, Singapore. Dẫn đầu trong nhóm “đắt đỏ” này là Anh với giá một gói thuốc lá khoảng 5 bảng Anh, tức khoảng 130.000 đồng VN! Mỹ nằm trong nhóm thứ nhì với giá bán từ 4-4,99 USD/gói! Còn VN nằm ở nhóm 5/6 với mức giá từ 1-1,99 USD/gói. Xem trong bản đồ giá thuốc lá của WHO, chỉ vài quốc gia có giá thuốc lá rẻ hơn ta là Argentina, Paraguay, Kazakhstan, Indonesia với mức dưới 1 USD/gói.

Kết hợp giữa bảng giá sữa và giá thuốc lá, chúng ta có một bài toán quy đổi thú vị như sau: tại VN, mức giá sữa bình quân là 1,4 USD/lít nên một gói thuốc lá gần bằng một lít sữa. Tại New York, một gói thuốc lá tương đương 10 lít sữa. Tại Ấn Độ, một quốc gia có giá bán thuốc lá tương đương VN, giá một gói thuốc lá hơn 2 lít sữa…

Thật kỳ lạ, sữa – mặt hàng mang tính chiến lược đối với sức khỏe người dân, với sự phát triển của trẻ em – lại đắt nhất thế giới; trong khi thuốc lá – mặt hàng độc hại cho sức khỏe con người – lại vào loại rẻ có hạng của thế giới! Đó là một nghịch lý tại VN, mà một khi chúng ta chưa xóa bỏ được điều kỳ dị đó thì chưa thể gọi là một đất nước văn minh!

Một kinh nghiệm mà tiến sĩ Bill ONeill – tổng thư ký Hiệp hội Sức khỏe Anh – muốn chia sẻ với mọi quốc gia trên thế giới, đó là nhà nước hãy tích cực làm giàu ngân sách bằng cách đánh thuế thuốc lá thật cao. Kinh nghiệm của Chính phủ Pháp cho thấy cứ mỗi khi ngân sách thâm thủng, việc “gỡ” lại bằng thuế thuốc lá là biện pháp mà người dân hài lòng nhất. Bên cạnh đó, thống kê cũng đã cho thấy cứ tăng 10% giá thuốc lá sẽ có 4% dân ghiền bỏ thuốc.

Thế thì VN tại sao không nhanh chóng áp dụng kinh nghiệm đó?

Tiếp tục đọc Sữa và thuốc lá

Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Ý tưởng của bài viết rất đơn giản và thú vị: Việt Nam nên áp dụng DST hoặc chuyển sang sử dụng múi giờ UTF+8 để tiết kiệm thêm nhiều năng lượng.

Nguồn bài viết: Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất” — Tác giả: Đàm Quang Minh, đăng trên Minh Biện.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra vào 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2009 đã gây được sự chú ý to lớn trong công chúng. Sự kiện này nhằm ủng hộ cho tiết kiệm năng lượng chiếu sáng giúp giảm thiểu ảnh hưởng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta lại không biết rằng, có thể chỉ bằng một quyết định đơn giản hơn, Việt Nam có thể có thêm hàng trăm giờ Trái Đất của tất cả người dân.

Khái niệm về DST?

Khái niệm DST (Daylight saving time) có nghĩa là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày được một nhà khoa học người New Zealand tên là George Vernon Hudson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 và hiện nay đang được rất nhiều quốc gia sử dụng (i). Thậm chí sớm hơn, Benjamin Franklin đã đề cập tới điều này vào năm 1784 (ii). Điều này dựa trên sự thay đổi thời gian mặt trời mọc và lặn trong mùa hè và mùa đông. Ca dao Việt Nam cũng có câu “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Chính sự chênh lệch thời gian này khiến vào những ngày mùa hè có mặt trời mọc sớm hơn. Sự khác biệt này càng ở vĩ độ cao càng rõ nét khiến cho một số quốc gia gần vùng cực có thể có đêm trắng hay hiện tượng mặt trời không lặn trong một số ngày trong năm.

worldmapCác quốc gia sử dụng DST có màu xanh, các quốc gia đã từng sử dụng DST có màu cam và các quốc gia chưa từng sử dụng có màu đỏ.

Tiếp tục đọc Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Theo VNExpress:

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu do WWF tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Mọi cá nhân và tổ chức tại Việt Nam đều có thể tham gia bằng nhiều hình thức đơn giản như tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết hoặc tài trợ cho chiến dịch để chung tay chống biến đổi khí hậu.

Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF
Giờ Trái đất là chiến dịch toàn cầu của WWF.

Tiếp tục đọc Earth Hour 2009 [1]: Giờ Trái Đất là gì?

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất

Nguồn: VnExpress

Đúng 20h30′ ngày 28/3 tới, nhiều người trên khắp Việt Nam lần đầu tiên được kêu gọi tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ nhân sự kiện Giờ Trái đất 2009 của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), ủng hộ những nỗ lực chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Chiến dịch Giờ Trái đất (Earthhour) kêu gọi tắt điện trong 60 phút. Ảnh: SMH.

Chương trình Giờ Trái đất đang tiếp tục phát đi thông điệp về tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng trên khắp Việt Nam, nhằm kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội. Những doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực đóng góp vào Giờ Trái đất và sẽ tắt đèn của họ vào đêm diễn ra sự kiện này.

Nhiều người trên khắp Việt Nam cũng sẽ cùng nhau thắp lên những ngọn nến, ủng hộ sáng kiến toàn cầu nói trên với mục tiêu nâng cao nhận thức về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Sáng kiến tắt đèn được thực hiện lần đầu tại Sydney năm 2007 như một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng của WWF. Sau đó sự kiện này phát triển mạnh trong hai năm qua và hiện có 74 thành phố đã sẵn sàng tham gia chiến dịch cho năm 2009. Một số thành phố đã cam kết tham gia bao gồm Los Angeles, Las Vegas, London, Hongkong, Sydney, Rome, Manila, Oslo, Cape Town, Warsaw, Lisbon, Singapore, Istanbul, Mexico City, Toronto, Dubai, Matxcơva và Copenhaghen.

Ước tính có khoảng 50 đến 100 triệu người trên toàn thế giới đã tắt đèn trong chiến dịch Giờ Trái đất năm 2008. Nhiều công trình biểu tượng trên khắp thế giới như Cầu Cổng vàng San Francisco, Đấu trường La Mã Rome, biển quảng cáo Coca Cola tại Quảng trường Thời đại New York và Khách sạn Jumeirah Dubai đã chìm trong bóng tối trong vòng một giờ.

Trong năm 2009, Giờ Trái đất dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của 1 tỷ người trên khắp thế giới, tại hơn 1.000 thành phố. Việt Nam được kêu gọi cùng tham gia sự kiện này bằng cách tắt các bóng đèn vào lúc 8h30 tối thứ bảy ngày 28/3, nhằm chứng tỏ rằng một hành động với sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới nhằm chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu là hoàn toàn có thể.

Đăng ký tham gia sự kiện môi trường lớn nhất hành tinh này tại địa chỉ www.earthhour.org.

Những con sóng dữ

Bài viết được dịch từ báo Guardian

Theo một nghiên cứu gần đây, Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng lên, trong khi các nước giàu đang được kêu gọi để di dời những cư dân của họ hiện sống trong vùng nguy hiểm.

Đất nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất bởi sự gia tăng đều đặn của mực nước biển? Đất nước nào sẽ phải lâm vào tình cảnh: 10% dân số phải di cư, sức mạnh kinh tế giảm đi 10%, 10% thành phố và thị xã sẽ chìm dưới nước cho đến cuối thế kỷ này? Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên, là Việt Nam, được Ngân hàng thế giới đánh giá là đất nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do sự xâm lấn của nước biển, hậu quả do nóng lên toàn cầu tạo ra.
Ngân hàng này cho rằng chỉ cần mực nước biển dâng lên 1 mét sẽ gây ra ngập lụt hơn 7% diện tích đất nông nghiệp và sẽ khiến cho gần 30% của vùng đầm lầy bị chìm. Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn thế: sự tăng lên 1 mét chỉ là mức ước lượng dè dặt cho đến năm 2100. Nhiều chuyên gia môi trường, bao gồm cả Jim Hansen, Giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA, còn chỉ ra rằng mức tăng đó phải đạt ít nhất là vài mét.
Mức tăng một mét là đã đủ để gây ra sự hỗn loạn. Trong một nghiên cứu được xuất bản gần đây trên tạp chí Climate Change, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo rằng chỉ với mức tăng đó đã gây nên hậu quả trên khoảng 0.3% diện tích lãnh thổ – khoảng 194.000 km vuông của 84 quốc gia đang phát triển. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó gây ra ảnh hưởng lên khoảng 56 triệu người. Cư dân ven biển ở những nước nghèo thường làm kinh tế tốt hơn, vì vậy điều này còn có thể gây ra tác động lên GDP – vào khoảng 1.3%.
Tiếp tục đọc Những con sóng dữ