Lưu trữ cho từ khóa: Sài Gòn

Không thể chối cãi

Một đại biểu chân chính chất vấn UBND TP HCM về vấn đề ô nhiễm kênh Ba bằng những hình ảnh và chứng cứ không thể chối cãi. Nếu đại biểu nào cũng hết lòng với vấn đề môi trường và sức khỏe người dân như vậy thì vấn nạn ô nhiễm ở nước ta đã khác.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=8P-7SYDJAlc]

Nguồn. Biết qua @thaidn.

Bạn có thể xem 2 video dưới đây để biết con kênh này ô nhiễm thế nào.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=AxmnlMTjHRg]

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=ztCCpdgvoNQ]

Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Ý tưởng của bài viết rất đơn giản và thú vị: Việt Nam nên áp dụng DST hoặc chuyển sang sử dụng múi giờ UTF+8 để tiết kiệm thêm nhiều năng lượng.

Nguồn bài viết: Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất” — Tác giả: Đàm Quang Minh, đăng trên Minh Biện.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra vào 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2009 đã gây được sự chú ý to lớn trong công chúng. Sự kiện này nhằm ủng hộ cho tiết kiệm năng lượng chiếu sáng giúp giảm thiểu ảnh hưởng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta lại không biết rằng, có thể chỉ bằng một quyết định đơn giản hơn, Việt Nam có thể có thêm hàng trăm giờ Trái Đất của tất cả người dân.

Khái niệm về DST?

Khái niệm DST (Daylight saving time) có nghĩa là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày được một nhà khoa học người New Zealand tên là George Vernon Hudson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 và hiện nay đang được rất nhiều quốc gia sử dụng (i). Thậm chí sớm hơn, Benjamin Franklin đã đề cập tới điều này vào năm 1784 (ii). Điều này dựa trên sự thay đổi thời gian mặt trời mọc và lặn trong mùa hè và mùa đông. Ca dao Việt Nam cũng có câu “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Chính sự chênh lệch thời gian này khiến vào những ngày mùa hè có mặt trời mọc sớm hơn. Sự khác biệt này càng ở vĩ độ cao càng rõ nét khiến cho một số quốc gia gần vùng cực có thể có đêm trắng hay hiện tượng mặt trời không lặn trong một số ngày trong năm.

worldmapCác quốc gia sử dụng DST có màu xanh, các quốc gia đã từng sử dụng DST có màu cam và các quốc gia chưa từng sử dụng có màu đỏ.

Tiếp tục đọc Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

TPHCM tham gia “Giờ Trái đất”

Tin mừng: tiếp theo Hà Nội, Sài Gòn nay cũng đã chính thức tham gia giờ Trái Đất. Hai trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới đã quyết định đúng.

Theo báo SGGP:

Ngày 11-3, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, thành phố sẽ chính thức tham gia chương trình “Giờ Trái đất” diễn ra từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 28-3-2009.

Hiện sở đang kiến nghị triển khai các chương trình hành động như từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 tắt hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí, đèn quảng cáo tại các điểm lớn của trung tâm quận 1; vận động dân cư trong khu vực quận 1 đồng ý cúp điện bằng cách đăng ký vào bản đăng ký tham gia “Giờ Trái đất”; thực hiện giao lưu với đại sứ thiện chí “Giờ Trái đất” của Việt Nam; chiếu phim về sự kiện “Giờ Trái đất”…

Được biết, chương trình “Giờ Trái đất” là chiến dịch toàn cầu do Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên khởi xướng nhằm kêu gọi người dân và doanh nghiệp tắt đèn 1 tiếng vào buổi tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Tính cho đến thời điểm này đã có khoảng 1.000 thành phố trên thế giới với hơn 1 tỷ người hưởng ứng tham dự chương trình.
Ái Vân

Còn Đà Nẵng thì sao nhỉ?

Cập nhật

Hàng chục khách sạn lớn [ở TPHCM] tham gia chiến dịch “Giờ Trái đất”

Theo Vietnamnet:

Đúng 20h30 ngày 28/3, hàng chục các tòa nhà, khách sạn nổi tiếng như Majestic, Caravelle, New World… trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh(TPHCM) sẽ thực hiện tắt hệ thống chiếu sáng trang trí và các thiết bị sử dụng năng lượng khác. TT Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM cho biết thông tin trên vào ngày 13/3.

Tính đến thời điểm hiện nay, có hơn 40 khách sạn, nhà hàng tham gia. Trong đó, gần 10 khách sạn 4, 5 sao.

Đây là hoạt động theo sự chỉ đạo của UBND TP.HCM và Sở Khoa học Công nghệ TPHCM. Trung tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TPHCM đã phối hợp với Câu lạc bộ Xanh SaiGonTourist nhằm kêu gọi các tòa nhà, khách sạn tại TPHCM tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2009.

Các tòa nhà, khách sạn sẽ đăng ký với Ban tổ chức việc tắt hệ thống chiếu sáng trang trí mặt tiền và các thiết bị sử dụng năng lượng khác trong một giờ “Giờ trái đất” từ lúc 20h 30 – 21h 30 ngày 28/03/2009.

Song song đó, các tòa nhà, khách sạn sẽ phát tờ rơi, thư ngỏ tới toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên của khách sạn nhằm khuyến khích thực hiện tiết kiệm năng lượng. Khách lưu trú tại khách sạn cũng sẽ nhận được thư ngỏ bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp từ Ban giám đốc khách sạn kêu gọi khách hàng trong và ngoài nước đang lưu trú tại khách sạn cùng tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất.

Ngoài ra, để khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM đã phối hợp với Công ty Điện lực TPHCM, trường Đại học Kiến trúc TPHCM, Hội liên hiệp Phụ nữ và công ty Làn Gió Xanh nhằm chuyển tải thông điệp “Giờ trái đất năm 2009 – Tắt đèn để bật tương lai” đến sinh viên, phụ nữ, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.HCM.

Chiến dịch “Giờ trái đất năm 2009” là một chiến dịch mang tính quốc tế, là cơ hội để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân thành phố trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Khí thải xe máy

Hôm nay đọc được hai bài báo có vẻ không liên quan gì với nhau nhưng thực ra đều đề cập đến các vấn đề ô nhiễm không khí từ khí thải xe máy, có lẽ đã đến lúc dẹp hết mấy cái xe này đi là vừa. 🙂

  1. Hà Nội và TPHCM ô nhiễm nặng vì xe máy
    […] Khói thải từ các phương tiện này góp đến 70% ô nhiễm ở các thành phố. Một đặc điểm khác của Hà Nội và TP HCM là có diện tích đường ít (chỉ bằng 1/2 đến 1/3 so với quỹ đất giao thông tại các nước phát triển), đường hẹp, nhiều nút giao thông, các loại xe đi lẫn lộn, khiến xe cộ luôn phải thay đổi tốc độ trên đường, dừng lâu, do vậy phát thải khí ô nhiễm rất lớn.
  2. Từ Olympic Vật lý Hà Nội đến Olympic Bắc Kinh và xa hơn
    […] Trong đề thứ ba, thí sinh khảo sát chuyển động thẳng đứng của các túi khí trong khí quyển, qua đó đánh giá ô nhiễm khí thải từ xe máy trong giờ cao điểm giao thông ở Hà Nội.

Điểm báo

Và hôm nay là…

  • Nếu dùng phương tiện công cộng, Sài Gòn sẽ tiết kiệm 80 tỉ đồng một ngày!
    Vậy nên Chủ Tịch UBND TP đang kêu gọi người dân Sài Gòn chuyển sang dùng xe bus. Vậy thì thiết nghĩ cán bộ công nhân viên chức nên là những người đầu tiên thực hiện điều này. (Số lượng cán bộ công nhân viên dùng xe cá nhân đi làm là không nhỏ.) So với các dân tộc khác, người Việt chắc cũng không phải là có hứng thú đặc biệt với xe máy. Hiện nay người dân không mặn mà với phương tiện công cộng hẳn nhiên là do các phương tiện này bất tiện hơn nhiều so với xe máy/xe con — An Inconvenient Truth! Giả sử ngày mai mạng lưới tàu điện ngầm/xe bus ở thành phố bạn sống bỗng nhiên hình thành và vận hành trơn tru, bạn có còn quan tâm đến việc che mặt trùm mũ chạy xe máy ra đường?
    Đọc bài báo này còn có một số facts đáng lưu tâm:

    — Trung bình cứ 4 hộ gia đình có 1 ôtô, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 5 lít xăng; và một nhà sử dụng 3 xe gắn máy với mỗi xe 1 lít xăng. (Cứ mỗi lít xăng được đốt thải vào không khí 2,4kg CO2.)
    Một xe gắn máy ô nhiễm bằng 4 lần xe hơi.

  • Nhân Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008: Tọa sơn quan hổ đấu: Mỹ – Trung ai sẽ thắng ở Olympics?
  • Lũ tràn về miền Bắc làm hơn 100 người thiệt mạng. Tại sao ở nước ta cứ có lũ là có thiệt hại vô vàn về người?
  • Gần đây rộ lên vụ tin đồn xăng tăng giá làm nhiều người đổ xô đi mua xăng. Nhà nước ráo riết truy tìm thủ phạm tung tin đồn. Nhưng truy tìm người tung tin tăng giá xăng để làm gì? khi mà:

    “Bình tĩnh mà xét lại, thì trong sâu xa, một hay một vài cá nhân có uy quyền gì mà vì một câu nói có thể khiến cả hàng trăm người dân, cả chính quyền phải “một phen” như thế?
    Đám đông vốn hành xử theo cơ chế tự vệ. Họ không có đủ thông tin phủ nhận những tin đồn thất thiệt, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhạy cảm hiện nay. Dễ hiểu là khi không thể kiểm chứng, thiếu chỗ dựa tin cậy, họ sẽ phản ứng tự vệ như đã xảy ra.”

  • Cùng bài trên, người nông dân lại “trông cho chân cứng đá mềm”:

    Ở một nước nông nghiệp, nhưng người nông dân luôn dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển kinh tế. Công nghiệp hóa hiện đại hóa – tưởng là nông dân sẽ được thừa hưởng chút thành quả công nghệ, tính bấp bênh mùa vụ được giảm bớt. Nhưng vẫn như ngàn năm nay, họ chỉ biết “trông trời trông đất trông mây/ trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ trông cho chân cứng đá mềm”.
    “Trông” mãi, rồi đến vụ vẫn nước mắt ngắn dài, nhìn vải được mùa mà khóc, hàng tấn cá tra không biết bán đi đâu, đìa tôm, ruộng lúa bội thu nhưng không bán được, hoặc không được bán… nghèo vẫn hoàn nghèo.

Cùng tham gia đạp xe vì môi trường

Câu lạc bộ đạp xe vì môi trường (gọi tắt là C4E) của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vừa phát động một cuộc đạp xe xuyên Việt vì môi trường. (i.e. đạp xe dọc đất nước để tuyên truyền về các vấn đề môi trường.) Nhóm đã xuất phát ngày 29/06 từ Hà Nội. Theo lịch trình thì ngày 14 & 15/07 (thứ bảy) này là đến Đà Nẵng và đến 03/08 là tới HCMC.

Đây là vài nét sơ lược về C4E:

  • Hoạt động của C4E là thực hiện các nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm xã hội nói chung, các vấn đề về môi trường nói riêng; hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để tình nguyện viên tham gia các dự án, chương trình, hoạt động về môi trường.
  • Hoạt động “Đạp xe vì môi trường” đã diễn ra từ giữa tháng 9/2007 tại Hà Nội, đều đặn các buổi sáng chủ nhật. […] Nhận thấy đây là một hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao, và với mong muốn tổ chức hoạt động một cách thường kỳ, đều đặn các buổi sáng chủ nhật, hiện nay, Câu lạc bộ Đạp xe vì môi trường C4E đang tổ chức thực hiện tiếp hoạt động này tại Hà Nội, đồng thời mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh thành khác trên khắp nước Việt Nam.
  • Chương trình được xây dựng với mong muốn phát triển thành một phong trào lâu dài, mang tính bền vững […]

Hiện C4E đang cần tuyển tình nguyện viên cũng như người tham gia dọc hành trình của mình. Rất mong các bạn cùng tham gia đạp xe cùng C4E. Các thành viên Nhiệt Huyết ở Đà Nẵng và Sài Gòn hoặc bất cứ bạn nào quan tâm có thể liên hệ với Nhiệt Huyết hoặc trực tiếp với C4E để tham gia, vừa bảo vệ môi trường, vừa kêu gọi người khác, vừa vui 😀

Lịch trình Chi tiết: Tất cả các thông tin chi tiết về đề án và lộ trình của C4E các bạn đọc tại đây.

Liên hệ: Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với C4E qua anh Đoàn Việt Tiến (chủ nhiệm CLB): 0988160510/[email protected] hoặc chị Ngô Minh Hương (phó chủ nhiệm CLB) 0936229808/[email protected].