Lưu trữ cho từ khóa: kinh tế

Giá xăng từ 2005–nay [2]

Với tình hình giá xăng hiện nay chỉ còn khoảng 40 đô/thùng (~4250 đồng/lít), và có thể giảm tiếp xuống đến 25 đô/thùng (~2660 đồng/lít), tôi định viết tiếp một bài bổ sung cho bài giá xăng lần trước. Nhưng bên Tuần Việt Nam đã có một bài viết hay về chuyện này rồi nên tôi nghĩ không cần viết nữa, đây chính là bản cập nhật tôi muốn viết.

Nếu tính giá dầu thế giới ở vào ngưỡng 45 USD/thùng, thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước (sau khi đã tính 35% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng, 500 đồng/lít phụ phí và hao hụt, 1.000 đồng/lít trả ngân sách Nhà nước) chưa kể lãi của doanh nghiệp cao nhất cũng chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.

Đó là sự tính toán “xông xênh” nhất, bởi ngay một số nước trong khu vực, từ khi giá dầu thế giới ở ngưỡng trên 50USD/thùng, giá bán lẻ xăng A92 của họ, kể cả lãi của các doanh nghiệp, cũng chỉ là 9.000 đồng/lít.

Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay đang lãi ít nhất 3.000 đồng khi bán mỗi lít xăng. Tức là mức lãi của các doanh nghiệp hiện nay là 25% trên doanh thu- một mức lãi mà ít loại hình kinh doanh nào, và khó có tập đoàn hay doanh nghiệp nào trên thế giới sánh được! Bởi thông thường mức lãi 5% trên doanh thu cũng đã là sự thèm muốn tột cùng của tuyệt đại đa số các doanh nghiệp.

Nguồn: Giá bán lẻ xăng dầu — gánh nặng của người dân!

Tiếp tục đọc Giá xăng từ 2005–nay [2]

Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Bài báo này do chúng tôi dịch lại của tác giả Kay Johnson, đăng trên tạp chí Time viết về tình trạng sử dụng nhiên liệu than ở nước ta hiện nay, và tại sao chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm này.
Bản tiếng Anh ở đây.

Một nhà máy phát điện nằm ở ngoại thành Hà Nội

Một nhà máy điện ở ngoại thành Hà Nội — Hình của Julian Abram Wainwright

Ông Đào Duy Đăng nhớ lại cái đêm năm 1963, khi những ánh đèn điện bừng sáng ở Uông Bí. “Người dân đã rất vui mừng”, ông chủ quán nước 70 tuổi này đang nhớ lại không khí hân hoan xuyên suốt thị xã miền Bắc Việt Nam này sau khi một trong những nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của đất nước bắt đầu vận hành. “Cả đời họ ước mong được có điện.” Nhưng mọi sự diễn ra không như họ mong ước. Không bao lâu sau khi nhà máy đó hoạt động, vợ của ông Đăng bắt đầu mắc chứng ho vì khói đen dày đặc thải ra từ nhà máy bay ra khắp thị xã. Con cái của họ gần như bị mắc chứng chảy mũi kinh niên, và người dân sống gần đó liên tục phản ánh về những vấn đề sức khỏe khác. Khi chính phủ Việt Nam tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than thứ hai vào năm 2005, không ai còn thấy vui mừng nữa. “Người dân đã rất bức xúc”, ông Đăng nói.

Không chỉ có người dân tại Uông Bí gặp phải cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Trên khắp Việt Nam — thực ra là ở hầu hết các nước đang phát triển — nhu cầu sử dụng nguồn điện rẻ gia tăng nhanh. Nhưng vì những nước này lựa chọn nguồn than phong phú để làm nguyên liệu sản xuất năng lượng, rất nhiều những lo ngại về một hiểm hoạ môi trường đang lớn dần lên. Trong khi cả thế giới đang chiến đấu để chống lại nóng lên toàn cầu, thì Việt Nam lại cho xây dựng mới 8 nhà máy điện đốt than trong vòng 5 năm qua và dự định đạt hơn 12 nhà máy cho đến năm 2012. Năm ngoái, năng lượng tạo ra từ than đá chỉ đóng góp 19% vào tổng sản lượng quốc gia, còn lại hầu hết dựa vào thủy điện và nhiệt điện khí đốt với khí thải thấp. Đến năm 2020, chính phủ ước đoán rằng than đá sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu tạo ra điện ở Việt Nam với sản lượng đóng góp đạt khoảng 34%.
Tiếp tục đọc Bùng nổ nhiên liệu than tại Việt Nam

Thuyết cửa sổ vỡ hay Sức mạnh của những chuyện nhỏ bé

Tờ Tuổi trẻ điểm sách The Tipping Point (Điểm bùng phát) của Malcolm Gladwell. (Đúng hơn đây là bản tóm tắt một phần nhỏ của cuốn sách.)

TTCT – Liệu có thể tạo nên những biến đổi to lớn cho đất nước bằng “những chuyện nhỏ bé”? Câu trả lời của Malcolm Gladwell là: Có thể.

Trong cuốn sách The tipping point của mình, ông đã dẫn chứng: trong khoảng thời gian từ 1960-1990, tỉ lệ tội phạm diễn ra ở hệ thống xe điện ngầm của New York rất cao mặc dù lúc đó New York đã là một thủ đô tài chính của thế giới.
Tiếp tục đọc Thuyết cửa sổ vỡ hay Sức mạnh của những chuyện nhỏ bé