Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn

“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn — mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc” là một câu nói nổi tiếng và được trích dẫn nhiều. Thế nhưng Milton Friedman trong quyển Capitalism and Freedom đã viết những lời mở đầu chỉ ra những điểm “phản danh ngôn” của câu nói này. Tôi lược đăng một đoạn lên đây. Tất cả chú thích là do tôi thêm vào. (Biết qua blog KHMT, một lần nữa!)

Trong đoạn văn được trích dẫn nhiều nhất từ bài diễn văn nhận chức của mình, Tổng Thống Kennedy đã nói, “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn — mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc.”[1] Với tâm thức thời đại ngày nay,[2] người ta thường tranh cãi về xuất xứ câu nói này hơn là nội dung của nó. Không có vế nào của câu nói thể hiện mối quan hệ giữa nhân dân và đất nước phù hợp với tư tưởng về con người tự do trong xã hội tự do. Tiếp tục đọc Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn

Vô chiêu thắng hữu chiêu

Kỳ này Nhiệt Huyết xin đăng lại bài Vô chiêu thắng hữu chiêu bên blog Khoa học Máy tính viết bởi GS Ngô Quang Hưng. Vô chiêu thắng hữu chiêu bàn về cách học tập — thế nào là hiểu? Đoạn trích Richard Feynman hơi dài nên chúng tôi dịch sang tiếng Việt để mọi người dễ theo dõi.

Các mẩu chuyện dưới đây nói về cùng một ý, trả lời cùng một câu hỏi — thế nào là hiểu?

  • Độc cô cửu kiếm rắc rối phức tạp, thông minh như Lệnh Hồ Xung mà học mãi mới được vài thức. Vậy mà đến tuyệt đỉnh thì gã chẳng nhớ thức nào. Trương Tam Phong dạy Trương Vô Kỵ Thái Cực Quyền/Kiếm. Dạy xong chiêu nào lại hỏi “con đã quên chưa”? Tiêu Phong loạn đả Tụ Hiền Trang chỉ cần dùng mấy đường Thái Tổ Trường Quyền ai cũng biết.
  • Quyển blink của Gladwell kể lại đầy rẫy những chuyện mà quyết định trực quan trong tích tắc của một cá nhân dày công rèn luyện là các quyết định đúng đắn và hữu lý đến kinh ngạc. Tiếp tục đọc Vô chiêu thắng hữu chiêu

Dự án môi trường