Chuyên mục lưu trữ: Giáo dục

No Impact Man

Câu chuyện về một người đàn ông cùng với gia đình mình thực hành lối sống không gây tác động tiêu cực đến môi trường giữa New York hoa lệ: No Impact Man.

Nguồn bài viết ở đây.

Các link liên quan: Trang chủ dự án No Impact Project, phim No Impact Man, blogsách của No Impact Man (Family), giáo trình để dạy học sinh cấp 2.

No Impact Man

“No Impact Man” (tạm dịch Người sống không tác động đến môi trường) là biệt danh Colin Beavan tự đặt cho mình khi anh hạ quyết tâm cùng vợ và cô “công chúa” 2 tuổi thử sống trọn 1 năm không màng tới điện, ti-vi, máy lạnh, máy giặt, xe hơi, thang máy, xe buýt, tàu điện ngầm…, thậm chí đến giấy vệ sinh cũng không dùng nốt. Do đâu một cư dân sống giữa thành phố New York (Mỹ) hoa lệ bỗng dưng muốn đặt bản thân và vợ con vào lối sống căng thẳng dễ sinh bức bối như vậy?

Tiếp tục đọc No Impact Man

Sử dụng máy tính hiệu quả

Bài 1: Máy tính tiêu tốn thế nào

Gần đây kỷ nguyên máy tính bùng nổ, nhà nhà xài desktop, người người xài laptop/notebook. Sử dụng máy tính sao cho tiết kiệm và, quan trọng hơn là, hiệu quả có lẽ là vấn đề nhiều bạn quan tâm. Với một ít hiểu biết liên quan, Nhiệt Huyết viết bài này với mong muốn cung cấp cho các bạn ý niệm chung về cách thức một chiếc máy tính tiêu xài năng lượng — qua đó rút ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như làm cho máy tính hoạt động nhanh gọn hiệu quả hơn. Bài 1 này chỉ đề cập tới background đó, nếu bạn không muốn đọc dài dòng thì có thể nhảy ngay đến bài 2 để coi các giải pháp cụ thể.


Ảnh tự do của aranath.

1. Máy tính có tiêu tốn nhiều điện không?

Thực sự là không nhiều lắm — nếu so với các thiết bị gia dụng khác như điều hòa, đèn, hay thậm chí bàn ủi. Một máy tính để bàn trung bình có công suất cỡ 65 đến 250 watts. (Để biết chi tiết bạn xem trên nhãn mác của máy hoặc hỏi nhà sản xuất. Nếu vẫn không biết bạn có thể tự đo.) Đối với đa số chúng ta, máy tính không phải là nguồn ngốn điện chính trong nhà. Miễn là bạn tắt máy/cho máy ngủ lúc không sử dụng thì gần như máy chẳng ngốn bao nhiêu điện. Nhưng tất nhiên, không phải là không đáng để tiết kiệm — quan trọng nhất là bạn nên đảm bảo rằng máy (tự động) ngủ khi bạn không dùng tới nó. (Bởi vì thật ngớ ngẩn nếu lãng phí năng lượng khi không cần tới nó.)

2. Chính xác thì tốn bao nhiêu tiền?

Nếu bạn muốn định hình xem máy tính của mình tiêu tốn như thế nào, có thể quy công suất sử dụng của máy sang tiền điện theo công thức:

Công suất máy tính (watts) × số giờ sử dụng ÷ 1000 × tiền điện trên một kilowatt-giờ = tiền điện

Cần nhớ rằng một bộ nguồn thực tế chỉ sử dụng hết tầm 1/3 định mức khi tải. Ví dụ như bạn đang xài một máy tính hàng khủng, công suất ghi trên nguồn 600 watts thì công suất thực khoảng 200 watts, màn hình CRT cổ lỗ 80 watts cộng thêm linh tinh 50 watts nữa; tổng công suất thực tế là vào khoảng 330 watts. Nhưng số tiền điện tiêu thụ thật sự nằm ở chỗ bạn sử dụng như thế nào.

Saving Computer Energy
Ảnh tự do của functoruser.

Nếu bạn xài máy trên để chơi game, bật 24/7 cả năm thì: nhân lên, 330 watts × 24 giờ/ngày × 365 ngày/năm ÷ 1000 × 1000 đồng/kwh = 2,900,000 đồng/năm.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ dùng máy để lướt web, viết blog — và bạn đủ thông minh để tắt máy khi không xài: cho là bạn xài 2 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần thì: 200 watts × 10 giờ/tuần × 52 tuần/năm ÷ 1000 × 1000 đồng/kwh = 100,000 đồng/năm.

Như vậy khoảng tiền thực tế bạn xài nằm giữa khoảng 100,000 và 2,900,000 đồng đó. Lệch về bên nào nhiều hơn là do cách dùng của bạn.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ điện

Tất nhiên là cách dùng là quan trọng nhất, nhưng về mặt kỹ thuật thì:

Tốn nhiều năng lượng hơn
Tốn ít hơn
Bật, sẵn sàng sử dụng Ngủ / Ngủ đông / Standby
Máy bàn (desktop) Máy xách tay (laptop)
CPU nhanh hơn CPU chậm hơn
CPU đời cũ (Pentium, G3/G4/G5) CPU đời mới (Core Kiếc)
PC Mac
Tải nặng
(vd, xài nhiều phần cứng, chơi game)

Tải nhẹ
(vd, chat, gõ văn bản)

Online (xài Internet) Offline
Màn hình CRT (to đùng) Màn hình LCD
Sp không đạt chuẩn Energy Star Sp đạt chuẩn Energy Star

Cụ thể:

  • Máy xách tay chỉ tiêu tốn tầm 15–45 watts, ít hơn nhiều so với máy bàn 60–300 watts. Máy ở chế độ chờ/ngủ chỉ tốn từ 0–6 watts.
  • CPU càng nhanh khi chạy càng tốn điện nhưng khi nhàn rỗi thì công nghệ mới lại tiết kiệm điện hơn. Chúng ta không bàn sâu hơn về vấn đề kỹ thuật này.

    Ảnh tự do của Michael Cornelius.

  • Mac được cho là tiết kiệm hơn PC, có lẽ là do phần cứng tối ưu hơn.1 Tuy nhiên chẳng ai dùng Mac ở Việt Nam, miễn bàn luôn.
  • Màn hình CRT dùng hết khoảng 80 watts, trong khi LCD chỉ tốn 35 watts.
  • Tải nặng tât nhiên là tốn điện nhiều hơn tải nhẹ. Tải nặng tức là bạn cho máy tính làm việc hết công suất: mở nhiều ứng dụng cùng lúc, xử lý phim ảnh, chơi game. Thậm chí cho màn hình hiển thị nhiều màu trắng quá cũng là tải nặng. (Màn hình đen ít tốn điện hơn.)
  • Online tốn tiền hơn vì nhiều phần cứng phải làm việc hơn.
  • Chuẩn Energy Star sẽ được đề cập trong một bài viết khác.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại với bạn là, đảm bảo máy tính của bạn ở chế độ chờ/ngủ mỗi khi không dùng quan trọng hơn tất thảy bạn đang dùng loại máy tính loại nào.


1Mac thật ra cũng là PC, ý ở đây là dòng máy Macintosh đặc chế để chạy Mac OS.

Tham khảo:
▪ Bluejay, Michael. “How much electricity do computers use?”

12 điều giản đơn (ai cũng có thể làm)

Tiếp theo 50 điều bạn có thể làm, sau đây là 12 điều giản đơn hơn nữa.

Hôm nay đang coi CNN thì thấy UNDP quảng cáo 12 điều giản đơn ai cũng có thể làm để cùng chung tay chặn đứng nóng lên toàn cầu. Trang web của dự án này có tên dễ nhớ là 12simplethings.com. (hoặc 12simplethings.org)

Bạn hãy đọc và thử thay đổi đi, đảm bảo rất thú vị. Mà nếu bạn không thay đổi thì trái đất sẽ thay đổi trước đó. Watch out!

À bạn nhớ làm thêm điều 13 này nữa: hãy xem và quảng cáo cho tất cả mọi người bạn biết nhé! (Tức là gởi link cho tất cả bạn bè trong yahoo friend list đó!)

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=oDhcW8bxbQI]

  1. Tắt đèn đi

    Không chỉ đèn nhé, hãy tắt cả TV, máy tính, đầu đĩa và những thiết bị khác khi không dùng — bạn có biết là ở chế độ standby (chế độ chờ) các thiết bị này vẫn tiêu thụ từ 10 đến 40% điện năng không. Vậy nên hãy rút sạc pin điện thoại ngay khi sạc xong nhé, đừng để qua đêm!

  2. Dùng vừa đủ thôi

    Đừng rót nhiều nước quá nếu bạn không uống hết. Cũng đừng xả nước vô tội vạ. Hãy nhìn những giọt nước và suy nghĩ về số phận của chúng sau khi bạn thải ra cống thoát nước. Nên tiết kiệm.

  3. Đóng lại nào

    Đừng có mở cửa tủ lạnh lâu như vậy, bạn hãy đóng cửa tủ lại chừng nào bạn chưa cần đến.

  4. Coi chừng lốp xe

    Bạn có đi xe không? Vậy thì hãy trông coi lốp xe cho cẩn thận nhé. Thay lốp đã quá cũ (mòn) và nhớ bơm lốp xe thường xuyên. Tiền thay lốp mới sẽ rẻ hơn tiền nhiên liệu bạn tiêu tốn đó!

  5. Nói không với ni-lông

    Đừng đừng đừng có lấy quá nhiều bao ni-lông khi đi mua sắm. Hãy cố gắng dùng bao riêng của mình. Vậy mới là người mua sắm sành điệu và thông minh.

  6. Quạt đi

    Thay vì dùng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè oi bức, tại sao không ăn mặc mát mẻ (và thời trang!) và dùng quạt nhỉ?

  7. Đi xe vừa vừa thôi

    Cố gắng giải quyết những chuyện lặt vặt qua điện thoại hay internet, hạn chế chạy xe vòng vòng cho những công việc nhỏ nhặt. Đi bộ nè, đạp xe, đón xe bus hay rủ thằng Tèo cùng đi — vừa vui vừa bảo vệ môi trường.

  8. Chạy chậm nữa

    Bạn có là ma tốc độ thì đi xe cũng nên tăng tốc từ từ và chạy chậm chậm thôi. Chạy dưới 90 km/giờ giúp tiết kiệm 25% xăng, tức là tiền đó. Còn giúp tiết kiệm sức khỏe nữa.

  9. Xài xe điện, xe hybrid

    Xe điện và xe hybrid đang là mốt. Bạn có chiếc nào chưa? Mấy chiếc xe này giúp xe chạy tốn ít nhiên liệuthải CO2 cũng ít hơn nữa

  10. Thay bóng đèn đi thôi

    Thay mấy cái bóng vàng nóng rực bằng đèn huỳnh quang compact đời mới (CFL) đi thôi. Bạn đang sống ở thế kỉ 21 rồi đó, tiếp thu công nghệ chút đi. Đèn compact dùng ít hơn 1/3 năng lượng so với “đèn ông sao” luôn. Mà nữa, không chỉ thay bóng đèn, thiết bị nào cũ kỹ quá (như tủ lạnh nè) thì cũng cố gắng thay luôn đi. Đảm bảo với bạn là lợi ích về dài của hóa đơn tiền điện sẽ cao hơn tiền đầu tư mua mới đó. Cũng có lợi hơn cho con cháu bạn nữa vì chúng đỡ phải di cư lên sao hỏa khi trái đất bốc cháy.

  11. Đi chợ gần nhà

    Đi chợ gần nhà, chọn mua thức ăn nào mà thành phố mình sản xuất á. Đừng có xài nhiều đồ nhập khẩu hay nhập từ tỉnh khác qua. Tiết kiệm năng lượng vận chuyển lắm. Đồ nhà đâu có thiếu đồ ngon, đúng không?

  12. Tái chế

    Từ này nghe có vẻ ghê ghê, nhưng mà thật ra đơn giản òm. Vậy nè, một là xài ít xăng dầu điện hơn, hai là những đồ dùng cũ nhưng còn chạy tốt thì mình cứ dùng (như xe đạp, điện thoại, v.v. — tất nhiên không phải là tái chế những con quỷ ngốn điện ở điều 10). Một điều khó hơn chút nhưng làm đảm bảo vui là nếu nhà bạn có vườn phía sau thì bạn lọc rác thải hữu cơ (tức là rau xanh, vỏ trái cây, v.v.) ra riêng và đem bón ra sau vườn.

Vậy đó, 12 điều này ai cũng làm được (mình làm rồi!), bạn đừng nói bạn ngại nhe. Nhớ thêm điều này nữa: quảng cáo với mọi người về 12 điều này nhé. Nói bạn của bạn lên nhiethuyet.org hoặc 12simplethings.org mà coi.

Bản quyền của bài này và của 12simplethings cấp theo Creative Commons 3.0 SA, tức là bạn thoải mái đem đăng lại, copy cắt ghép phổ biến thế nào cũng được. (Nhưng nhớ cũng phải cho người khác xài tự do.)

Hãy hành động vì thế giới tốt hơn!

Xem thêm: 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu

Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính

Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5027/index.aspx

Nếu thiếu triết lý giáo dục thì mỗi trường phải khác nhau và có chất lượng khác nhau. Sự phổ biến của những giá trị thấp trong nền giáo dục VN thể hiện rằng chúng ta có một triết lý giáo dục và triết lý ấy sai. Từ đó, nền giáo dục VN mang căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính tới cho con người – Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt nói.
Tiếp tục đọc Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính

50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu

Nguồn: http://globalwarming-facts.info/50-tips.html

(Những đoạn in nghiêng là do tôi thêm vào.)

Trái Đất nóng lên là một vấn đề nghiêm trọng và cấp bách. Chúng ta không thể chờ đến khi chính phủ tìm ra giải pháp: mỗi cá nhân có thể góp phần quan trọng để giải quyết vấn đề này bằng cách thay đổi lối sống của mình: bắt đầu từ những việc đơn giản thường ngày. Đây là cách thích hợp nhất để cứu lấy Trái Đất trước khi quá muộn.

Sau đây là danh sách 50 điều đơn giản mà BẠN có thể làm để chống lại và ngăn chặn hiện tượng Nóng Lên Toàn Cầu: phần lớn những điều này không tốn kém gì, vài điều khác đòi hỏi bạn phải có quyết tâm và đầu tư — nhưng xét về lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền!

Bạn có thể xem 50 điều này qua video:

[youtube=http://youtube.com/watch?v=WUIUDa_aVZ0]

Video do DeepDigitalFilms làm

Và đây là 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng Nóng Lên Toàn Cầu:

  1. Bóng đèn: thay bóng đèn dây tóc bình thường trong nhà bạn bằng các bóng đèn huỳnh quang compact (compact fluorescent light — CFL)
    Đèn compact dùng ít hơn 60% năng lượng so với đèn dây tóc. Việc chuyển đổi đơn giản qua loại đèn này sẽ giúp bạn giảm 140kg CO2 một năm. (Không phải là bạn sẽ giảm cân mà là khí quyển sẽ bớt đi 140kg CO2 mà đáng ra bị bạn chất vào.)
  2. Điều hòa nhiệt độ: sử dụng chế độ tiết kiệm
    Chế độ tiết kiệm sẽ tự động tăng nhiệt độ về đêm và tắt máy khi nhiệt độ bên ngoài mát hơn trong phòng. Bạn sẽ giảm được cả triệu đồng hóa đơn tiền điện một năm.
  3. Điều hòa nhiệt độ: tăng thêm 2 độ vào mùa hè và giảm bớt 2 độ vào mùa đông
    Khoảng một nửa lượng điện cả nhà dùng là để máy điều hòa sưởi ấm hay làm mát. Bạn có thể tiết kiệm gần 1 tấn CO2 một năm khi điều chỉnh thêm 2 độ. (Thực tế, cả nhà tôi hoàn toàn thoải mái với máy điều hòa chạy ở mức 30 độ C trong mùa hè này — bí quyết là cách ly căn phòng của bạn thật tốt.)
  4. Điều hòa nhiệt độ: lau chùi sạch sẽ hoặc thay tấm lọc mới
    Lau sạch tấm lọc bám bẩn có thể tiết kiệm đến 160kg CO2 một năm.
  5. Đồ dùng điện: hãy chọn mua các đồ dùng tiết kiệm điện khi mua sắm
    Hãy mua các sản phẩm được chứng nhận là tiết kiệm điện. Ví dụ như tìm kiếm biểu tượng Energy Star trên các sản phẩm điện và chọn thiết bị kinh tế nhất.
  6. TV, máy tính, đồ điện: đừng để máy ở chế độ standby
    Standby là chế độ chờ của các thiết bị như TV hay màn hình máy tính — trong đó thiết bị chỉ tạm thời “ngủ” và vẫn trong trạng thái chờ, bạn có thể thấy đèn báo standby vẫn sáng.
    Hãy sử dụng chức năng bật/tắt ở ngay trên máy. Nếu bạn bật TV 3 giờ một ngày và 21 giờ còn lại ở chế độ standby thì có đến 40% điện năng TV tiêu thụ là bởi standby. Tiếp tục đọc 50 điều bạn có thể làm để chặn đứng nóng lên toàn cầu

Tiết kiệm để hào phóng [2]

Tiếp theo phần 1, Nhiệt Huyết xin đăng tiếp bài của anh Nguyễn Thành Long về Tiết Kiệm. Đây cũng là phần cuối của bài viết này.

2. Tiết kiệm Thời gian:

Có rất nhiều mô tả về sự quý giá của thời gian như: “Thời gian là tiền bạc”, “Thời gian là vàng bạc”,… nhưng nếu tiền hay vàng bạc có thể mua được thời gian thì chắc các tỷ phú đều bất tử cả. Vấn đề là không ai có thể mua được thời gian, do vậy giá trị của thời gian lớn hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn biết giá trị của 1 phút, hãy hỏi người vừa trễ chuyến bay. Nếu bạn muốn biết giá trị của 1 giây hãy hỏi người vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nếu bạn muốn biết giá trị ccủa 1 phần nghìn giây, hãy hỏi vận động viên vừa vuột mất tấm huy chương vàng.

Như vậy, theo tôi, không thể nào so sánh giá trị của thời gian với tiền bạc hay vàng được mà “thời gian chỉ có thể là vô giá”.
Tiếp tục đọc Tiết kiệm để hào phóng [2]