Category Archives: Điểm báo

Hên hay xui

Việt Nam là 1 trong 4 nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do global warming :((

Nguồn: Tuần Việt Nam — Bài của KTS. Trần Thanh Vân

Trận mưa đổ xuống lúc này, mực nước sông Hồng không còn quá cao, nước ở trong bơm ra, sông bên ngoài vẫn tiếp nhận và cuốn đi ra biển được – đó còn là cái may cho chúng ta. Nhưng bên cạnh đó là bài học để ta kịp thời sửa sai.

Lời cảnh cáo cuối cùng

Báo chí đưa tin rằng đây là trận mưa lớn từ 35 năm nay. Nói như thế chưa chính xác. Tôi cho rằng đây là trận mưa khủng khiếp đầu tiên đổ xuống Hà Nội vào lúc thời tiết sắp sang đông, và khủng khiếp hơn nữa vì nó đã cướp đi của Hà Nội hơn hai chục mạng người, còn làm thiệt hại bao nhiêu của cải vật chất thì không tính xuể.

Nếu trận mưa này đến vào mùa nước đang lên to, thuỷ triều dâng cao, trong bơm ra, ngoài ngấp nghé tràn vào, thảm hoạ sẽ khủng khiếp khôn lường.
Ảnh: VietNamNet

Tôi lặng lẽ chiêm nghiệm câu hỏi: “Trận mưa đến lúc này là may hay rủi?” Continue reading Hên hay xui

Ngược chiều thế giới [2]

Tiếp theo kỳ trước: Ngược chiều thế giới [1]: Tiêu dùng nhiên liệu Việt Nam đi ngược chiều thế giới

Nhiệt Huyết: Còn nhớ lần trước chúng ta đã điểm qua xu hướng ngược chiều thế giới thứ nhất của Việt Nam: tiêu xài năng lượng xa xỉ, chạy đua xe cộ to công suất lớn, gây ô nhiễm cao hơn không phải trả giá mà còn được trợ giá nhiều hơn v.v. Lần này chúng ta tiếp tục loạt bài thú vị này của tác giả Bùi Văn. Bài này đi vào xu hướng cung cấp năng lượng ngược chiều thế giới của ta, mà chủ yếu liên quan đến việc sản xuất thủy điện tràn lan, thời vụ.

Nguồn: Vietnamnet Continue reading Ngược chiều thế giới [2]

Đọc gì hôm nay

  • Tin từ Thanh Niên: Công ty Vedan chịu mức phạt là 91 tỉ đồng, còn chi phí để rửa sạch sông Thị Vải ước tính khoảng 1000 tỉ đồng. Suốt 14 năm, trong khi người dân biết hết mọi chuyện thì lãnh đạo “đã nhiều lần đi khảo sát rồi đánh giá môi trường nhưng vẫn không phát hiện”. Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng trong thời gian dài đến vậy mà các vị ấy vẫn không phát hiện ra thì đúng là chuyện lạ đời!
  • Đọc quan điểm của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ về các vấn đề môi trường và sử dụng năng lượng ở đây, và làm quiz này. Nếu bạn là người Mỹ, bạn sẽ chọn ai?

Điểm báo

Và hôm nay là

  1. Đèn ‘trường thọ’ tiết kiệm điện

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hoá điện hoá – đã chế tạo thành công một số loại đèn LED cung cấp ánh sáng trong gia đình, đường phố và trang trại.

    Đèn LED (Light Emitting Diode), được chế tạo từ chất bán dẫn, sử dụng các điốt có khả năng phát ra ánh sáng. Chúng được dùng làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao thông… Khác với đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED có thể hoạt động nhờ năng lượng mặt trời.

    Tiến sĩ Khải đang tiến hành các bước chuẩn bị cho một dự án chiếu sáng nông thôn bằng đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời. Khi được sạc đầy, hệ thống pin mặt trời của đèn có thể cung cấp điện trong khoảng 15- 20 tiếng. Nếu lắp đặt hệ thống đèn LED ngoài đường phố, đường liên thôn, xã, người ta sẽ không phải đào rãnh để chôn dây cáp. Khi điện lưới bị cắt các bóng đèn ngoài phố vẫn sáng bình thường.

    Bao giờ cho tới ngày kia…
    Đèn LED thắp sáng đường trong phố ngoài?
    Bao giờ cho tới tháng mười…
    Nhà nhà đèn LED sáng ngời Việt Nam?

  2. 1.500 tàu robot để ngăn Trái đất ấm lên
    Hừm, không biết có nên tin vào giải pháp này không khi mà hơi nước cũng là khí nhà kính. Thêm một mớ tiền của cho một mớ tàu trôi nổi không người lái trên biển cũng không phải ý hay — các tàu qua lại trên biển có lẽ sẽ gặp nhiều rắc rối với các tàu “tự động” này hơn là cứu cánh.