Chuyên mục lưu trữ: Chiến dịch Môi Trường

The Pollution Paddler

Mọi người hãy cùng dõi theo và ủng hộ hành trình 230km của Rob Kidnie dọc theo sông Mekong để kêu gọi mọi người bảo vệ dòng sông vĩ đại của chúng ta, bắt đầu từ việc rất đơn giản là ngừng sử dụng nilon. Bạn có biết rằng Mekong có nghĩa là “mẹ của nguồn nước” nhưng chúng ta đang tàn phá Người Mẹ này từng ngày từng giờ.

Look at what he’s doing and think twice:
Photos: http://plasticawareness.weebly.com/photo-archive.html
Video: http://vimeo.com/23797957
Blog: http://plasticawareness.weebly.com/-daily-blog.html
Facebook: Mekong paddle against Plastic Pollution

Stupid Team có đóng góp cho hành trình này một slideshow về tác hại của bao nilon đến môi trường và sức khỏe con người, sẽ được Rob dùng để chiếu tại các trường đại học dọc hành trình. Các bạn có thể tham khảo tại đây http://dl.dropbox.com/u/29381575/PLASTICS%202.ppt

Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần của hành trình này, vì mỗi chúng ta đều đóng góp một phần cho vấn đề nhưng đều có thể thay đổi để là một phần cho giải pháp. Be the change you want to see.

Câu Chuyện Đồ Đạc — Story of Stuff

Từ khâu thác nguyên liệu cho đến tiêu thụ, sử dụng và cuối cùng là thải bỏ — mọi thứ chúng ta dùng đều ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng nơi chúng ta đang sống và cả những nơi khác, nhưng phần lớn các tác động này lại ít được chú ý.

Câu Chuyện Đồ Đạc (Story of Stuff) là bộ phim tài liệu ngắn gọn (20′) trình bày nhanh mặt trái của xã hội sản xuất và chủ nghĩa tiêu dùng đang lan rộng ngày nay.

Câu Chuyện Đồ Đạc trình bày các mối quan hệ mật thiết của rất nhiều vấn đề môi trường và xã hội, qua đó kêu gọi chúng ta khẩn thiết phải xây dựng một thế giới bền vững hơn.

Hy vọng bộ phim dí dỏm này sẽ làm bạn cười một chút, suy nghĩ một chút và thay đổi cái nhìn của bạn về các đồ dùng xung quanh vĩnh viễn.

Trang web của phim.

Bản tiếng Việt của bộ phim là kết quả hợp tác của Nhiệt HuyếtTGC (Hà Nội) trong 2 tháng. Cố vấn David Brown. Điều phối bởi Thế Hệ Xanh.

Xem trực tuyến (với phụ đề tiếng Việt):

Câu chuyện đồ đạc from The Green on Vimeo.

Download bản tiếng Việt tại đây hoặc đây.

Bộ phim được cấp bản quyền tự dọ, bạn có thể tải về và chia sẻ với mọi người hay tổ chức những buổi chiếu phim cho cộng đồng xung quanh.

No Impact Man

Câu chuyện về một người đàn ông cùng với gia đình mình thực hành lối sống không gây tác động tiêu cực đến môi trường giữa New York hoa lệ: No Impact Man.

Nguồn bài viết ở đây.

Các link liên quan: Trang chủ dự án No Impact Project, phim No Impact Man, blogsách của No Impact Man (Family), giáo trình để dạy học sinh cấp 2.

No Impact Man

“No Impact Man” (tạm dịch Người sống không tác động đến môi trường) là biệt danh Colin Beavan tự đặt cho mình khi anh hạ quyết tâm cùng vợ và cô “công chúa” 2 tuổi thử sống trọn 1 năm không màng tới điện, ti-vi, máy lạnh, máy giặt, xe hơi, thang máy, xe buýt, tàu điện ngầm…, thậm chí đến giấy vệ sinh cũng không dùng nốt. Do đâu một cư dân sống giữa thành phố New York (Mỹ) hoa lệ bỗng dưng muốn đặt bản thân và vợ con vào lối sống căng thẳng dễ sinh bức bối như vậy?

Tiếp tục đọc No Impact Man

Ra Quân Earth Hour 2010 (2)

Hòa chung không khí hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất từ khắp nơi trên thế giới, tuổi trẻ Đà Nẵng dưới sự hỗ trợ của Stupid Team (liên minh 3 câu lạc bộ: Dutec, nhiệt huyết, đà nẵng xanh) — đại diện mạng lưới Thế Hệ Xanh Việt Nam, CLB Đại sứ môi trường BYEE Công ty Bayer đã có hơn hai tuần “ăn ngủ” cùng Giờ Trái Đất, góp phần đưa Giờ Trái Đất đến gần hơn với người dân và các doanh nghiệp Đà Nẵng.

Chiến dịch được bắt đầu bằng buổi lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái Đất 2010 do Stupid TeamBYEE tổ chức vào sáng chủ nhật 21/03/2010 tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. Trong buổi lễ này, thành viên các câu lạc bộ môi trường, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng trên khắp địa bàn Đà Nẵng đã tham gia và được giới thiệu về Giờ Trái Đất, mối liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu và ý định thực hiện chiến dịch kêu gọi mọi người cùng tham gia Giờ Trái Đất. Cuối buổi lễ, các khách mời tham dự đã cùng ký cam kết tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất.

Chiều cùng ngày, ban tổ chức đã chính thức phát động buổi ra quân chiến dịch Giờ Trái Đất 2010. Các bạn sinh viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ, toả ra các tuyến đường chính (bao gồm: Lê Duẩn, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo và Phạm Văn Đồng) làm thành 1 chữ H khổng lồ, tượng trưng cho chữ “Hour” trong “Earth Hour” để tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất.

Những ngày tiếp theo, công tác ra quân được các bạn trẻ tiếp tục thực hiện hăng hái và sôi nổi. Cuộc vận động được thực hiện rộng khắp đến nhiều đối tượng: nhà dân, trường học, doanh nghiệp, v.v. trên toàn thành phố. Nhiều hình thức tuyên truyền bao gồm truyền miệng, truyền tin online, sử dụng sticker và áp phích có logo Giờ Trái Đất, tổ chức đêm thắp nến… được các bạn sử dụng triệt để.

Đến chiều 26/03/2010, đã có 35 đơn vị cam kết thực hiện một giờ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết vào Giờ Trái Đất. Hàng loạt các nhà hàng, khách sạn lớn dọc hai bờ sông Hàn như Khách sạn Green Plaza, Khách sạn RiverSide, Khách sạn Varna, Khách sạn Bamboo Green, Cafe Karty, Nhà hàng Thế giới, Nhà hàng Mr. Pizza, v.v. đã tích cực ủng hộ và hưởng ứng sự kiện. 3 trường Đại học lớn trên địa bàn thành phố: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế và Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng cũng đã đồng loạt ký cam kết tham gia.

Ngày 27/03/2010, sông Hàn lộng gió, Giờ Trái Đất đã ngầm khởi động. Từ chiều, phần đông người dân Đà Nẵng đã tắt đèn, cùng gia đình, người thân nô nức đi xem pháo hoa. Hồi hộp đếm ngược thời gian, Giờ Trái Đất cuối cùng cũng đã đến. 8h30 tối, như đã cam kết, hàng loạt các toà nhà khách sạn, nhà hàng, cà phê, trường học, ký túc xá… tắt các bóng đèn không cần thiết để chào mừng Giờ Trái Đất cũng như những chùm pháo hoa đầu tiên của mùa lễ hội. Một số nơi như nhà hàng Thế Giới, Mr. Pizza hay cafe Karty đã tắt hết toàn bộ các bóng đèn và sử dụng nến thay thế, tạo cho thực khách nhiều cảm xúc thú vị. Các chiến sĩ Giờ Trái Đất cũng quây quần bên nhau, thắp lên những ngọn nến hy vọng cho một tương lai xanh tại các khu Ký túc xá trường Đại học Sư phạm và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

Ngay cả sau khi Giờ Trái Đất đã diễn ra, âm hưởng của sự kiện này vẫn còn nóng hổi. Nhiều bạn trẻ đã liên lạc với Ban tổ chức để trao đổi thông tin và chia sẻ mong muốn thay đổi cách ứng xử với môi trường theo cách thân thiện hơn. Trên các tuyến đường chính, những tấm poster mang logo 60 phút tắt điện của Giờ Trái Đất vẫn còn được treo cao như thể hiện sự đồng tình của nhiều khách sạn và doanh nghiệp. Quả thật, dù Giờ Trái Đất 2010 đã trôi qua, nhưng thông điệp và ý nghĩa thực sự của sự kiện này, “thay đổi lớn cho Hành tinh chúng ta có thể bắt đầu bằng những hàng động nhỏ” đã lan tỏa và có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

Đây là năm đầu tiên Đà Nẵng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất, ghi tên mình vào danh sách những thành phố bầu cử cho Trái Đất. Tin rằng với nhiệt huyết, năng nổ và tình yêu tha thiết đối với quả đất này, các bạn trẻ Đà Nẵng sẽ tiếp tục những chiến dịch — không chỉ một giờ, mà là nhiều giờ Trái Đất nữa, để Đà Nẵng trong tương lai thực sự trở thành thành phố môi trường.

—Thanh Hương

Câu Chuyện Đồ Đạc — Story of Stuff

Từ khâu thác nguyên liệu cho đến tiêu thụ, sử dụng và cuối cùng là thải bỏ — mọi thứ chúng ta dùng đều ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng nơi chúng ta đang sống và cả những nơi khác, nhưng phần lớn các tác động này lại ít được chú ý.

Câu Chuyện Đồ Đạc (Story of Stuff) là bộ phim tài liệu ngắn gọn (20′) trình bày nhanh mặt trái của xã hội sản xuất và chủ nghĩa tiêu dùng đang lan rộng ngày nay.

Câu Chuyện Đồ Đạc trình bày các mối quan hệ mật thiết của rất nhiều vấn đề môi trường và xã hội, qua đó kêu gọi chúng ta khẩn thiết phải xây dựng một thế giới bền vững hơn.

Hy vọng bộ phim dí dỏm này sẽ làm bạn cười một chút, suy nghĩ một chút và thay đổi cái nhìn của bạn về các đồ dùng xung quanh vĩnh viễn.

Trang web của phim.

Bản tiếng Việt của bộ phim là kết quả hợp tác của Nhiệt HuyếtTGC (Hà Nội) trong 2 tháng. Cố vấn David Brown. Điều phối bởi Thế Hệ Xanh.

Bộ phim được cấp bản quyền tự dọ, bạn có thể tải về và chia sẻ với mọi người hay tổ chức những buổi chiếu phim cho cộng đồng xung quanh.

Xem trực tuyến (tiếng Việt):

Câu chuyện đồ đạc from The Green on Vimeo.

Xem trực tuyến (tiếng Anh):

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=9GorqroigqM]