Chuyên mục lưu trữ: Bàn luận

Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Ý tưởng của bài viết rất đơn giản và thú vị: Việt Nam nên áp dụng DST hoặc chuyển sang sử dụng múi giờ UTF+8 để tiết kiệm thêm nhiều năng lượng.

Nguồn bài viết: Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất” — Tác giả: Đàm Quang Minh, đăng trên Minh Biện.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra vào 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2009 đã gây được sự chú ý to lớn trong công chúng. Sự kiện này nhằm ủng hộ cho tiết kiệm năng lượng chiếu sáng giúp giảm thiểu ảnh hưởng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta lại không biết rằng, có thể chỉ bằng một quyết định đơn giản hơn, Việt Nam có thể có thêm hàng trăm giờ Trái Đất của tất cả người dân.

Khái niệm về DST?

Khái niệm DST (Daylight saving time) có nghĩa là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày được một nhà khoa học người New Zealand tên là George Vernon Hudson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1895 và hiện nay đang được rất nhiều quốc gia sử dụng (i). Thậm chí sớm hơn, Benjamin Franklin đã đề cập tới điều này vào năm 1784 (ii). Điều này dựa trên sự thay đổi thời gian mặt trời mọc và lặn trong mùa hè và mùa đông. Ca dao Việt Nam cũng có câu “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Chính sự chênh lệch thời gian này khiến vào những ngày mùa hè có mặt trời mọc sớm hơn. Sự khác biệt này càng ở vĩ độ cao càng rõ nét khiến cho một số quốc gia gần vùng cực có thể có đêm trắng hay hiện tượng mặt trời không lặn trong một số ngày trong năm.

worldmapCác quốc gia sử dụng DST có màu xanh, các quốc gia đã từng sử dụng DST có màu cam và các quốc gia chưa từng sử dụng có màu đỏ.

Tiếp tục đọc Việt Nam và cơ hội có thêm hàng trăm “giờ Trái Đất”

Earth Hour [3]: Làm gì trong một buổi tối tắt điện?

  1. Xem pháo hoa
  2. Tụ tập gia đình hoặc/và bạn bè tổ chức đi chơi đêm
  3. Nấu ăn ngoài trời với người thân/hàng xóm. (Tôi thích món nướng nhưng nó có thải ra nhiều CO2 hơn bóng đèn?)
  4. Nếu nhác thì đi ăn ở nhà hàng nào đó chỉ có toàn nến — lãng mạn 🙂
  5. Chơi bài/bầu cua cá cọp
  6. Đi dạo
  7. Viết thư tay
  8. Tụ tập kể chuyện (ma)
  9. Ngắm sao trời
  10. Tận hưởng một đêm không có ánh đèn với người yêu
  11. Chứng tỏ rằng ta có thể sống không cần máy tính trong 60 phút
  12. (còn nữa…)

Một diễn đàn thẳng thắn

Bên VietNamNet đang kêu gọi một diễn đàn rất thẳng thắn về các vấn đề của mọi ban ngành. Nếu mọi người ai cũng tham gia thì hay quá.

Ngành nào, lĩnh vưc nào, địa phương nào cũng đang có những chuyện lạ xảy ra một cách tự nhiên! Vì sao vậy? Phải giải quyết thế nào đây? Diễn đàn VietNamNet xin mời quý vị cùng tham gia.
[…]
Vì sao hàng chục năm nay, các nhà máy, các cơ sở sản xuất xả nước ào ào ra sông, ra ruộng làm tổn hại môi trường, làm khổ người dân mà những người có trách nhiệm, những ngành có trách nhiệm không nghe, không thấy, để rồi bây giờ ai cũng kiên quyết đề nghị cấp này, cấp khác xử lý? Và có những việc lớn hơn, chẳng hạn vì sao tỷ lệ tăng trưởng cả nước giảm mà qua báo cáo địa phương nào cũng tăng?

Nhưng hãy bắt đầu từ những việc cụ thể quanh ta, chẳng hạn vì sao đã có quy định cấm hút thuốc tại nơi công sở mà vẫn nhan nhản khắp nơi, thậm chí có người tỏ ra rất lạ khi nghe có chuyện đã cấm hút thuốc nơi công sở. Vì sao, con ta đi học, học đêm học ngày mà vẫn phải đi học thêm? Tại sao con ta học nhiều thế mà vẫn bị coi là chất lượng giáo dục sút giảm?

Ngành nào, lĩnh vực nào, địa phương nào cũng đang có những chuyện lạ xảy ra một cách tự nhiên! Vì sao vậy? Phải giải quyết thế nào đây? Diễn đàn VietNamNet xin mời quý vị cùng tham gia trao đổi chủ đề này qua những ví dụ cụ thể mà chúng ta đang gặp thường ngày.

Các bạn tham gia cho vui. Nếu rảnh tôi cũng muốn đóng góp vài ý kiến về các vấn đề môi trường.

Hên hay xui

Việt Nam là 1 trong 4 nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do global warming :((

Nguồn: Tuần Việt Nam — Bài của KTS. Trần Thanh Vân

Trận mưa đổ xuống lúc này, mực nước sông Hồng không còn quá cao, nước ở trong bơm ra, sông bên ngoài vẫn tiếp nhận và cuốn đi ra biển được – đó còn là cái may cho chúng ta. Nhưng bên cạnh đó là bài học để ta kịp thời sửa sai.

Lời cảnh cáo cuối cùng

Báo chí đưa tin rằng đây là trận mưa lớn từ 35 năm nay. Nói như thế chưa chính xác. Tôi cho rằng đây là trận mưa khủng khiếp đầu tiên đổ xuống Hà Nội vào lúc thời tiết sắp sang đông, và khủng khiếp hơn nữa vì nó đã cướp đi của Hà Nội hơn hai chục mạng người, còn làm thiệt hại bao nhiêu của cải vật chất thì không tính xuể.

Nếu trận mưa này đến vào mùa nước đang lên to, thuỷ triều dâng cao, trong bơm ra, ngoài ngấp nghé tràn vào, thảm hoạ sẽ khủng khiếp khôn lường.
Ảnh: VietNamNet

Tôi lặng lẽ chiêm nghiệm câu hỏi: “Trận mưa đến lúc này là may hay rủi?” Tiếp tục đọc Hên hay xui

Công dân hạt BÉT

Nguồn: Linh’s Somewhere land.

Chúng ta vẫn tự hào là người Việt thông minh, cần cù, hiếu học. Nhưng tại sao thông minh, cần cù, hiếu học như thế mà chúng ta lại kém hơn phần lớn nhân loại về mọi mặt, và ít tự do về mặt tinh thần hơn tuyệt đại đa số nhân loại? […] 1000 năm trước, chúng ta đã áp dụng cách tuyển chọn người tài lãnh đạo đất nước qua con đường học vấn, đã có trường Quốc tử giám, trong khi ở phương Tây cùng thời gian, các vua chúa, quý tộc đều thất học.

[…]Gần hơn, 60 năm trước, 80% nhân loại cũng nghèo khổ, bần cùng, dốt nát như chúng ta. Nhưng trong 60 năm vừa qua đó, hầu hết trong số 80% trên đều đã vượt chúng ta và Việt Nam rớt lại trên con tàu phát triển, trong khi vẫn ảo tưởng rằng mình là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, của tiến bộ xã hội và dân chủ, của tư tưởng vô địch không thể nào sai. Nghịch lý thay, chính cái lúc chúng ta tưởng mình đang ở “đỉnh cao muôn trượng”, ở đỉnh cao của trí tuệ loài người ấy, thực ra chúng ta lại đang ở dưới đáy và đang tụt xuống ngày càng sâu xuống vực. Để rồi 50 sau, tới cuối thế kỷ 20 mới ngỡ ngàng nhận ra mình đang về bét, nằm trong số 10% nhân loại nghèo khổ nhất, trong số 5% nhân loại mất tự do nhất. 50 năm cũng là 2 thế hệ, và còn ít hơn tuổi thọ trung bình của một người. Cũng trong hai thế hệ ấy, người Hàn Quốc, người Đài Loan đã kịp leo lên tới gần đỉnh trong lúc chúng ta rơi xuống đáy.

Tiếp tục đọc Công dân hạt BÉT

Lãng phí điện — hay Ngược chiều Thế giới [3]

G.S. Phạm Duy Hiển có bài bên Vietnamnet về việc tăng giá và lãng phí điện bắt nguồn từ sai lầm từ các chính sách phát triển vĩ mô của Việt Nam. Bài viết giống như là mở rộng phần 2 của loạt bài Ngược chiều thế giới (đọc tại đây: phần 1, phần 2) — càng đọc càng thấy xu hướng lạc hậu và ngược đời của ta.

Đọc bài này thấy có mấy inconvenient truth:

  • Giá điện sắp tăng (2009).
  • Việt Nam là nước phí phạm điện vào loại top trên thế giới.
    Cùng tiêu thụ 1 kWh, chúng ta chỉ làm ra 0,87 USD, trong khi người láng giềng Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9 USD), người Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Chưa kể các nước tiên tiến, họ còn làm ra 3-5 USD.
  • Bỏ ra quá nhiều vốn để đầu tư không hợp lý làm cho giá điện đội lên và ta phải móc túi trả thêm tiền.
  • Ngược lại, nếu đầu tư hợp lý:
    Chẳng những nhà nước sẽ không phải lấy tiền đóng thuế của dân để đầu tư phí phạm vào hệ thống điện, mà người dân cũng sẽ trả tiền điện ít hơn. Nhà nước lại có thêm tiền để khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thứ của trời cho không hề cạn kiệt, mà lại rất thân thiện với môi trường.
  • Chạy theo GDP đơn thuần mà không chú ý đến các tiêu chí này [hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng] là phát triển một chiều, rất tai hại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu. Chỉ có một thiểu số nào đó được hưởng lợi.
  • Vậy điện mất đi đâu?
    Chúng ta đang dùng những thiết bị gia dụng giống như người Phi, người Thái, mà đất nước họ sử dụng điện hiệu quả hơn hẳn ta, vậy tôi và bạn không phải là thủ phạm trong chuyện này. EVN và Bộ Kế hoạch – Đầu tư phải biết ai là thủ phạm.
  • Tương lai không thể là bản sao quá khứ. (Đọc rồi sẽ hiểu.)